Biện pháp 1 Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 83)

3.3. Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp

3.3.1. Biện pháp 1 Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực điều

cho Hiệu trưởng các trường cấp THCS.

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp.

Luật Giáo dục đã khẳng định “QLGD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục, đồng thời quy định trách nhiệm đối với cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao

phẩm chất đạo đức, trình độ, chun mơn nghiệp vụ, QLHĐDH cho cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay”.

Trong mỗi nhà trường đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục nhà trường. Phẩm chất, trình độ, năng lực khơng chỉ quyết định chất lượng mà cịn khẳng định được uy tín của nhà trường trước nhân dân. Luật Giáo dục quy định “nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nghiệp vụ”. Nâng cao trình độ giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt 100% để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề để các trường xây dựng kế hoạch trong các năm học kế tiếp.

Các trường cần xây dựng đội ngũ CBGV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đủ năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục và dạy học theo hướng đổi mới.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện Nội dung:

Xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, tác giả đề xuất nội dung chương trình bồi dưỡng CBQL cấp THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn như sau:

Nắm bắt nhu cầu từng đối tượng đơn vị, từ nhu cầu thực tiễn về trình độ đội ngũ của CBQL, cách thức quản lý của HT tại các trường THCS. Căn cứ chất lượng, nhu cầu chất lượng đầu ra. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng cụ thể như:

Kiến thức về lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước.

Bồi dưỡng kiến thức về khoa học quản lý giáo dục, nghiệp vụ quản lý nhà nước, nhà trường và thực hiện vận dụng thành thạo 4 chức năng quản lý tại các trường học (chức năng xây dựng kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra đánh giá).

Bồi dưỡng kiến thức đổi mới hiện nay, đặc biệt cần chú trọng quan tâm nhiều đến các chủ chương, chỉ đạo của ngành về mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp và hình thức dạy học.

Bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học, giúp cho mỗi đồng chí cán bộ quản lý tại các trường có thể tiếp cận được kiến thức mới về quản lý nhà trường và ứng dụng CNTT vào cơng tác quản lý hồn thành tốt nhiệm vụ

Cách thức thực hiện

Muốn thực hiện tốt nội dung trên nhóm tác giả đã đề xuất một số hình thức tổ chức như sau:

Từ các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước do Sở GD&ĐT tổ chức nhằm trang bị kiến thức khoa học, kiến thức quản lý cho cán bộ. Đặc biệt Sở luôn cập nhật, trang bị cho cán bộ quản lý kiến thức mới, tiên tiến. Bên canh đó thường xuyên học tập các lớp bồi dưỡng chính trị theo yêu cầu của ngành.

Mỗi cán bộ quản lý cần xây dựng kế hoạch học tập bồi dưỡng nâng chuẩn cho mình, các phịng, ban tạo điều kiện về thời gian và động viên tinh thần, hỗ trợ kinh phí giúp cán bộ quản lý tham gia các lớp học, họ tập trung việc học, thực nghiệm mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, xây dựng hạt nhân cán bộ nguồn cho huyện nhà. Đặc biệt quan tâm hơn đến đội ngũ các trường vùng khó khăn càng được đầu tư hỗ trợ nhiều từ phía Phịng GD&ĐT.

Bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau tập trung, từ xa, ngắn hoặc dài hạn. Đặc biệt bản thân mỗi cán bộ cần nâng cao ý thức tự học dưới nhiều nguồn học dữ liệu khác như internet, truyền hình... thơng qua hình thức rèn luyện kinh nghiệm, học tập đồng nghiệp có lẽ đây đánh giá là hình thức hiệu quả nhất đối cán bộ quản lý các trường.

Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, thăm quan để cán bộ quản lý được trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm tốt trong công tác quản lý. Nhân rộng các mơ hình quản lý có hiệu quả để các trường có thể vận dụng vào từng hoàn cảnh thực tiễn địa phương.

Điều kiện thực hiện.

Thực hiện tốt tất cả các nội dung trên mỗi đồng chí cán bộ quản lý cần tập trung một số điều kiện.

Người quản lý phải luôn xác định tiên phong đi đầu gương mẫu trong các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của chính bản thân mình về trình độ, chun mơn nghiệp vụ. Tích cực tham gia học tập kinh nghiệm các trường bạn thông qua vơ tuyến, mạng, để có thêm tư liệu về cơng tác quản lý của mình. Nghiên cứu đầy đủ các chỉ thị, văn bản hướng dẫn của các cấp, ngành về công tác quản lý, nhiệm vụ

chung của mỗi nhà trường. Triển khai học tập các nghị quyết Đại hội Đảng về công tác giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, năng động, sáng tạo.

Tăng cường công tác giao lưu trao đổi giữa các trường trên địa bàn huyện và các huyện lân cận trên địa bàn tỉnh. Từ đó các cán bộ quản lý có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, học tập, bổ xung thêm kinh nghiệm và kiến thức cho nhau. Những kinh nghiệm, phương pháp và cách thức tổ chức của các trường tiên tiến, đạt chuẩn là cơ hội để đồng nghiệp được học tập. Tuy nhiên trên thực tế huyện Thanh Sơn đã tổ chức cho cán bộ quản lý được giao lưu học tập nhưng chưa được nhiều.

Muốn có hiệu quả trong cơng tác quản lý, hiệu trưởng các trường cần xác định được điểm đến, điểm xuất phát của mình. Xuất phát từ nhu cầu cơng việc, thực tiễn cơ quan, nhu cầu mong muốn của công việc để sử dụng nguồn nhân lực của mình cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu chung công việc, phát huy được đúng năng lực, sở trường của nguồn nhân lực mình có.

Đội ngũ cán bộ quản lý các trường phải có trình độ chun mơn vững vàng, có uy tín trước tập thể, Hội đồng giáo dục nhà trường, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao. Đặc biệt người quản lý phải biết sử dụng, phân cấp phân quyền hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)