Biện pháp 4: Quản lý hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 94)

3.3. Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp

3.3.4. Biện pháp 4: Quản lý hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu giáo dục giúp các em học sinh phát triển tồn diện trí, đức, văn thể, mỹ đặc biệt đổi mới giáo dục chú ý ba phẩm chất tám năng lực của người học. Chú ý rèn kỹ năng cơ bản hình thành nhân cách cho các em học sinh. Trang bị cho các em về kiến thức, kĩ năng sống, thích ứng để có thể lựa chọn nghề nghiệp sau khi học xong lớp 9 hoặc đi tiếp con đường học vấn.

Tăng cường chỉ đạo giáo dục toàn diện cho học sinh tức là khắc phụ tình trạng học tủ, học lệch và lãng quên đi các mơn khác, hoạt động khác. Giáo dục tồn diện nhằm tạo ra thế hệ học trò vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.

3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Giáo dục nhận thức, tạo điều kiện để các em chủ động trong việc học. Giáo viên cần tư vấn, để các em thực hiện có hiệu quả.

Động cơ là những yếu tố tác động bên trong, là yếu tố quan trọng. Động cơ là yếu tố bên trong hoạt động của mỗi con người, thể hiện ý thức tự giác. Hoạt động sẽ đạt cao hơn nếu mỗi cá nhân đều có mục đích, động cơ rõ ràng.

Tuyên truyền nhận thức, nêu gương ý thức học tốt của cá nhân để các em học tập. Mời học sinh thành đạt về trường trao đổi nói chuyện, định hướng giáo dục nhận thức cho các em.

Nếu giáo dục giúp người học xác định được động cơ học tập chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong học tập. Để làm công việc này BGH cần làm tốt công tác tuyên truyền, chỉ đạo giáo viên làm tốt cơng tác giáo dục mục đích động cơ học tập của các em, giáo dục ý thức tự giác, để học sinh có ý thức vươn lên trong học tập. Kết hợp các đoàn thể tổ chức các cuộc thi vui học tập để các em vừa vui, vừa học. Tổ chức các hội thảo, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm học tập các môn, các khối lớp.

Quản lý nề nếp, kỉ cương trong học tập.

Muốn làm tốt chất lượng, khâu then chốt mỗi nhà trường là giáo viên làm tốt khâu giáo dục nề nếp cho các em. Các em nghiêm túc chấp hành tốt mọi quy định của nhà trường. Hiện nay, các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội có thể xâp nhập vào nhà trường bất cứ lúc nào đã và đang là mối lo ngại tại các trường, đặc biệt trường xa trung tâm, nhiều người dân tộc. Nhận thức của phụ huynh chưa cao. Lứa tuổi THCS là lứa tuổi nhỡ nhương, nhận thức của các em chưa thật sâu sắc. Vì vậy, cấp THCS cần tăng cường quản lý nề nếp ở các trường, việc duy trì này diễn ra thường xuyên là việc làm cần thiết trong q trình học tập có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với mỗi em học sinh, trong việc rèn luyện và hình thành nhân cách, chất lượng giáo dục chung mỗi trường. Tăng cường vai trị các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các lực lượng khác, tránh khốn trắng, bng lỏng qn triệt kịp thời để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em

Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể, NGLL để giáo dục ý thức tự giác, khả năng tư duy sáng tạo của các em học sinh. Vì vậy cần tổ chức các hoạt động này một cách phong phú, sinh động, bổ ích hấp dẫn với các chủ đề của tháng, năm. Đặc biệt thông qua các hoạt động tập thể giáo dục phẩm chất, năng lực cho các em.

Để làm tốt việc này các Hiệu trưởng cần chỉ đạo tuyên truyền giáo dục từ phía giáo viên đến, học sinh có nhận thức đúng đắn vai trị của các tiết NGLL. Đồng thời chỉ đạo kết hợp Đồn, Đội cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức có hiệu quả các tiết NGLL, hoạt động tập thể, tạo ra khơng khí thoải mái, vui vẻ cho các em, tạo niềm vui thích việc đến trường của các em.

Hiệu trưởng cần làm tốt công tác thi đua khen thưởng tại các trường học. Mỗi đơn vị trường học cần làm tốt công tác thi đua khen thưởng kịp thời giáo viên có thành tích trong công việc, đặc biệt là trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Để làm tốt công tác này, ngay từ đầu năm các Hiệu trưởng kết hợp cùng chun mơn, cơng đồn xây dựng tiêu chí thi đua. Tiêu chí cần bám sát vào tình hình thực tiễn của nhà trường, tránh xa vời thực tại những điều trường đang có cần khắc phục. Cần tổ chức biểu dương kịp thời các điền hình tiến tiến các trường trong việc nghiên cứu khoa học, sáng tạo mạnh dạn trong công tác đổi mới, các đồng chí có thành tích cao trong dạy học như dạy HSG, dạy đại trà, tích cực tham gia các cuộc thi. Sự động viên khích lệ kịp thời giúp cho cán bộ giáo viên phấn đấu tích cực tham gia.

Tăng cường cơng tác phối kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường làm tốt công tác giáo dục. Định hướng giúp phụ huynh thời gian biểu học tại nhà của con. Điều kiện hoàn cảnh học sinh vừa học vừa phụ giúp gia đình vì vậy, học sinh cần cân đối thời gian học tập, dành thời gian hợp lý

Giáo viên tận dụng cơ hội các em học sinh có điều kiện thể hiện, kết hợp khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn trong cuộc sống. Áp dụng kiến thức đã học từ sách vở vào việc làm thiết thực.

Đảm bảo công tác xã hội hóa đúng, trúng theo quy định mà Đảng và nhà nước quy định nhằm phát huy toàn thể sức mạnh của nhân dân, phụ huynh cùng tham gia công tác giáo dục chung nhà trường. Bằng nhiều hình thức khác nhau để phụ huynh học sinh được thấy sự tiến bộ phát triển của học sinh, vai trị của họ trong cơng tác giáo dục cùng nhà trường.

Ban giám hiệu các trường cần huy động giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tư vấn huy động được các bậc phụ huynh tham gia công tác giáo dục. Ngay đầu năm tổ chức các cuộc họp phụ huynh, bầu được ban chấp hành hội phụ huynh

các lớp, của các trường. Phát huy vai trị trách nhiệm của họ trong cơng tác chung của lớp. Thường xuyên phát huy mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với nhà trường, các cơ quan tổ chức xã hội khác. BGH các trường cần chủ động tạo ra những mối quan hệ tốt với các tổ chức đoàn thể, các cơ quan trên địa bàn huyện tạo lên sự thống nhất cao trong chỉ đạo và thực thi nhiệm vụ.

Tư vấn cho địa phương tổ chức các hoạt động tập thể trong hè thiết thực giáo dục nhận thức, rèn luyện đức, trí, văn, thể, mĩ cho học sinh.

Tổ chức các hội thi vận dụng kĩ năng, sáng tạo của học sinh thông qua các hoạt động tập thể.

3.3.5. Biện pháp 5: Đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

3.3.5.1. Mục tiêu của giải pháp.

Đổi mới căn bản tồn diện giáo dục muốn thành cơng điều quan trọng các trường phải có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là những điều kiện không thể thiếu trong quá trình dạy học và giáo dục mỗi trường nói riêng của tồn ngành nói chung. Sử dung có hiệu quả cơ sở vật chất là điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá, phát huy được vai trò của người học, sự sáng tạo, chủ động giúp các em có cơ hội được thực hành, liên hệ kiến thức với thực tiễn.

Trước sự phát triển khoa học công nghệ như vũ bão trên thế giới, sự chậm tiến của học sinh, sinh viên Việt Nam đặc biệt là địa bàn miền núi, vùng kinh tế khó khăn. Vì vậy việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, hướng dẫn giáo viên và học sinh khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất là việc làm cần thiết, cấp bách tại các trường cấp THCS trên địa bàn Thanh Sơn nói riêng.

3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện.

Hiệu trưởng các trường cần làm tốt công tác tham mưu với địa phương. Làm gì trước, cần thiết trước mắt nhưng cần có giá trị lâu dài về việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho giáo viên.

Đối với các trường chưa có cán bộ phụ trách thiết bị cần cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn công tác thiết bị dạy học. Đặc biệt chú ý đến giao nhiệm vụ cho giáo viên kiêm nhiệm cần quan tâm đến giáo viên tự nhiên.

Hiệu trưởng các trường cần có kế hoạch, lộ trình về việc mua sắm thiết bị dạy học phù hợp với thực tế của nhà trường và chất lượng học sinh, đảm bảo điều kiện để học sinh được tự thực hành theo nhóm như mơn hóa, lý tại các tiết học theo phân phối chương trình và việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học ở các bộ môn khác phù hợp với nhu cầu đổi mới, qua đó xác định rõ thiết bị cần thiết phục vụ cho dạy và học, tránh hiện tượng lãng phí. Thơng qua giáo viên nắm bắt nhu cầu cần thiết của các bộ môn, thiết bị để dự trù kinh phí, mua sắm thiết thực.

Hiệu trưởng cần làm tốt công tác theo dõi đánh giá kết quả sử dụng để làm công tác thi đua khen thưởng. Động viên giáo viên tích cực trong cơng tác đổi mới sử dụng thiết bị dạy học vào trong bài dạy. Thường xuyên cử cán bộ thiết bị đi học tập trường bạn có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý thiết bị.

Để thực hiện tốt điều này các đồng chí Hiệu trưởng cần làm tốt nhiệm vụ tham mưu, tư vấn thúc đẩy .

Phát động cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học sáng tạo huy động nội lực giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)