Thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị bài của GV trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại các trường THCS trên địa bàn

2.5.2. Thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị bài của GV trên địa bàn

Thanh Sơn.

Bảng 2.14. Ý kiến đánh giá mức độ thực hiện chuẩn bị bài

TT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện Tốt Tb Chưa tốt Điểm Tb Thứ bậc 1 Đề ra những quy định cụ thể về soạn bài,

chuẩn bị tiết dạy 231 41 47 2,58 1

2 Giao cho tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm

tra định kỳ giáo án của GV 214 56 49 2,52 2 3 Thường xuyên kiểm tra giáo án 156 87 76 2,25 3 4 Kiểm tra đột xuất giáo án 214 56 49 2,52 2 5 Kiểm tra việc sử dụng tài liệu, sách tham

khảo 123 79 117 2,02 5

6 Bồi dưỡng năng lực soạn bài và chuẩn bị bài, soạn giáo án mẫu 109 89 121 1,96 6

7 Sử dung kết quả đánh giá xếp loại giáo viên 142 56 198 2,31 4 Qua lấy ý kiến của CBQL, TCM đều khẳng định việc kiểm tra hồ sơ giáo án là việc làm cần thiết. Thơng qua chính hoạt động này giúp mỗi CB quản lý có thể kiểm tra được nề nếp, phương pháp dạy học, trình độ giáo viên. Nếu giáo viên chuẩn bị bài tốt chắc chắn sẽ có chất lượng cao trong giờ học.

Tuy nhiên một số đồng chí CBQL, TCM lại khẳng định nhiều khi đó chỉ là một hình thức mang tính thủ tục hành chính. Chính từ quan điểm mâu thuẫn này khiến cho nhiều đồng chí CBQL, TCM chưa kiểm tra sâu sát với từng tổ viên của

mình, dẫn đến sự chênh lệch hiệu quả cơng tác của từng giáo viên trong các trường khác nhau.

Không thể phủ nhận công tác chuẩn bị bài của giáo viên vì trên thực tế việc chuẩn bị bài của giáo viên là vô cùng quan trọng. Thực tế các trường chứng minh nếu thầy cơ nào chuẩn bị bài chu đáo thì hiệu quả tiết dạy đó rất cao và ngược lại, điều này được thể hiện rõ nét trong bảng khảo sát.

Để quản lý việc chuẩn bị bài của giáo viên hiệu trưởng các trường cần đề ra các giải pháp như: Các bước chuẩn bị về mặt kiến thức bài dạy và kế hoạch cụ thể các bước lên lớp. Bài soạn chính là nội dung kiến thức mà giáo viên sẽ thực hiện trên lớp cụ thể về chương trình, giáo trình, tài liệu chuyên môn cùng những kinh nghiệm giáo viên tích lũy được. Để làm tốt khâu này giáo viên thường xuyên nghiên cứu tài liệu, cập nhật nội dung mới đảm bảo nội dung thơng tin chính xác. Quy định về việc soạn bài, giám sát việc kiểm tra hồ sơ giáo viên theo định kỳ, đột xuất trong việc lên lớp của giáo viên, nhất là các đồng chí giáo viên mới vào nghề . Việc soạn chuẩn bị bài là cơ sở để đánh giá chất lượng giáo viên. Qua thực trạng khảo sát trên các trường tác giả nhận thấy việc soạn, chuẩn bị bài của giáo viên cịn mang tính hình thức, hầu hết các tổ chuyên môn của các trường làm khá tốt cơng việc này, nó mang tính thường xun nhưng trên thực tất cả làm việc theo hình thức đối phó, qua loa.

Tóm lại: Việc chuẩn bị bài của giáo viên chưa thực sự có hiệu quả vì cịn phụ

thuộc vào chính năng lực trình độ của từng giáo viên. Trong đổi mới giáo dục thì việc đổi mới cách thức chuẩn bị bài của giáo viên là một yêu cầu cần thiết, việc áp dụng CNTT, kĩ thuật dạy học được thể hiện trong thiết kế bài dạy là điều kiện quan trọng giúp giáo viên tiếp cận đổi mới. Tình trạng giáo viên dạy chay hoặc chỉ sử dụng đồ dùng khi đón đồn kiểm tra vẫn thường xun diễn ra ở giáo viên, chính tình trạng này đã làm hạn chế năng lực của người dạy. Việc triển khai soạn giáo án mẫu thơng qua hoạt động của tổ nhóm chun mơn làm không tốt, chưa đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới cấp THCS trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)