3.2.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp.
Quản lý nâng cao chất lượng dạy học theo tiếp tiếp cận đổi mới là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của Hiệu trường các trường THCS. Từ quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về QLGD và quản lý dạy học, nghiên cứu các Nghị quyết, định hướng của Đảng và Nhà nước, của Sở GD&ĐT Phú Thọ, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Sơn tác giả nhận thấy rằng, việc đề xuất một số biện pháp quản lý HĐDH các trường THCS trên địa bàn huyện huyện Thanh Sơn theo tiếp cận đổi mới
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý
Các biện pháp QL HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường THCS tiếp cận đổi mới giáo dục, đề xuất đảm bảo trên cơ sở pháp lý. Tất cả các biện pháp đều được căn cứ vào Luật giáo dục; Điều lệ trường THPT bậc THCS, gắn mục tiêu chiến lược phát triển đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nhằm dần tiếp cận đổi mới giáo dục; Căn cứ vào các Chỉ thị; Nghị quyết của Đảng và nhà nước về giáo dục.
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.
Việc đề xuất các biện pháp quản lý phải trú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của nhà trường trên địa bàn huyện, của địa phương. Các biện pháp giải quyết thiết thực, trọng tâm, đầy đủ, ý nghĩa, toàn diện để tăng cường quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận đổi mới giáo dục. Phải phát huy được những điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện mục tiêu đề ra phù hợp việc đổi mới giáo dục.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Khi tiến hành xây dựng các biện pháp QLHĐDH cấp THCS theo tiếp cận đổi mới trên địa bàn huyện Thanh Sơn, cần tham khảo, kế thừa, kinh nghiệm xây dựng các biện pháp QLHĐDH trước đây của nhà trường cũng như kinh nghiệm của các đơn vị bạn trên địa bàn tỉnh và kinh nghiệm các trường THCS trên phạm vi cả nước,
có sự sáng tạo, bổ sung, đổi mới hơn so với trước và phù hợp với tình hình phát triển của nhà trường, địa phương huyện.
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
Các biện pháp đề xuất phải giải quyết tốt những tồn tại trong công tác QL