1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.4. Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
Nhà trường là 1 thiết chế tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức xã hội, thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của XH. Nhà trường là cơ sở GD, là nơi tổ chức thực hiện mục tiêu GD. Để tồn tại và phát triển theo đường hướng nhất định, Nhà trường cần quan tâm quản lý nhiều mặt. Đó là quản lý hoạt động dạy học và giáo dục, quản lý con người, quản lý các mối quan hệ trong nhà trường, giữa nhà trường với thế giới bên ngồi, quản lý tài sản cơng, … Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường được xem như là một nội dung của quản lý nhà trường.
Hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường là hoạt động có mục đích hướng đến xây dựng và phát triển hệ giá trị, chuẩn mực định hướng cho hành vi, cách ứng xử của các lực lượng trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Xây dựng văn hóa nhà trường là hoạt động có tính lâu dài, có tính kết hợp nhiều loại hình hoạt động, do tất cả các lực lượng trong nhà trường tham gia và tự nguyện tham gia xây dựng. Do đó, các hoạt động của học sinh, của giáo viên, của các lực lượng giáo dục nhằm làm cho hoạt động học tập của học sinh ngày càng tốt hơn, hoạt động dạy học và giáo dục ngày càng chất lượng hơn, các mối quan hệ trong nhà trường ngày càng thân thiện, … đều là các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Với nội dung phong phú, nhiều mặt, các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cần được thống nhất, tổ chức, hướng tới đạt kết quả cao nhất.
Quản lý hoạt động xây dựng VHNT là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (BGH, các bộ phận chức năng,…) nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các lực lượng GD, huy động tối đa các nguồn lực GD để duy trì và phát triển hệ thống giá trị, niềm tin, các chuẩn mực, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.