3.3. Một số biện pháp quản lý xây dựng VHNT ở trƣờng TH Chu
3.3.1. Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa nhà
nhà trường cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng có liên quan
3.3.1.1. Mục đích
Tổ chức truyền thơng nhằm nâng cao hiểu biết cho đội ngũ GV, CBQL, học sinh và các lực lượng có liên quan về mục tiêu, vai trị, nội dung xây dựng văn hóa nhà trường của Trường Tiểu học Chu Hóa trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao nhận thức về hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cho GV, CBQL là cơ sở để triển khai và thực hiện các biện pháp khác trong xây dựng văn hóa nhà trường, tạo sự nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức trong nhà trường đối với cơng tác xây dựng VHNT. Từ đó, mỗi thành viên nhà trường tự nguyện và tích cực thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mình, góp phần tích cực vào các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.
3.3.1.2. Nội dung biện pháp
- Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về mục tiêu, sứ mệnh của Trường Tiểu học Chu Hóa.
- Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò, mục tiêu, nội dung hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của Trường Tiểu học Chu Hóa trong giai đoạn hiện nay.
- Tổ chức truyền thơng nâng cao nhận thức về vị trí, trách nhiệm, vai trị tham gia xây dựng văn hóa nhà trường của các lực lượng trong trường Tiểu học Chu Hóa.
3.3.1.3. Cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng chỉ đạo khảo sát, đánh giá nhận thức, quan điểm của GV, HS, các tổ chức trong nhà trường và các lực lượng có liên quan về hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường hiện nay.
- Ban Giám hiệu tổ chức thống nhất mục tiêu nâng cao nhận thức về hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường hiện nay cho các thành viên nhà trường.
- Chỉ đạo thành lập tổ tư vấn, giao nhiệm vụ xây dựng nội dung truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng, các tổ chức trong nhà trường về hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của Trường Tiểu học Chu Hóa trong khoảng thời gian cụ thể gắn với nhiệm vụ chính trị của Nhà trường; Chỉ đạo đưa nội dung truyền thông nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa nhà trường vào kế hoạch hoạt động của nhà trường.
- Tổ chức lập kế hoạch, xác định rõ lộ trình nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa nhà trường cho GV, học sinh và các tổ chức, các lực lượng trong trường.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch theo lộ trình. Phân cơng nhiệm vụ và thống nhất cơ chế phối hợp trong tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cho GV, HS, các tổ chức và lực lượng có liên quan.
+ Tổ chức các Lễ kỷ niệm gắn với các ngày lễ lớn của dân tộc và của địa phương; tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị do cấp ủy Đảng các cấp chỉ đạo triển khai và nhân ngày truyền thống của nhà trường.
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, tuyên truyền về đạo đức, lối sống cho HS định kỳ mỗi tháng một lần theo chủ điểm của từng tháng, có thể kết hợp vào buổi chào cờ đầu tuần hoặc sinh hoạt lớp cuối tuần. Công việc này cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó lãnh đạo nhà trường, các
thầy cơ giáo phải là người nêu gương sáng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chuẩn mực hành vi... cho toàn thể CB, GV, NV và HS nhà trường noi theo. + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về nội dung, vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT trên các phương tiện thông tin của nhà trường như: Bảng tin, nội dung báo đầu tuần và cụ thể hóa thành các khẩu hiệu tuyên truyền. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống, thi viết về nhà trường, sân khấu hóa các nội dung tun truyền... là hình thức tun truyền có tác dụng mạnh mẽ đến nhận thức của CB, GV và HS.
+ Tổ chức cho học sinh, giáo viên nhà trường mặc đồng phục vào các ngày quy định, văn hóa trong giao tiếp ứng xử, … nhằm tạo nên một nét văn hóa riêng của nhà trường. Đa dạng hố và đẩy mạnh các loại hình hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ CHí Minh. Tổ chức các diễn đàn cho học sinh trao đổi về nếp sống văn hóa, những chuẩn mực trong nếp sống sư phạm, phát động các phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, cam kết văn minh học đường. Phát động chủ đề năm học hoặc mơ hình với khẩu hiệu “xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp - an toàn”. Tăng cường xây dựng các câu lạc bộ thể thao, khoa học bổ ích giúp HS có điều kiện rèn luyện kỹ năng giao tiếp, rèn luyện văn hóa sư phạm, kỹ năng chống lại sự rủ rê vào các tệ nạn, chống lại bạo lực học đường... Thực hiện các chương trình giáo dục lồng ghép phòng chống tệ nạn xã hội ma túy, HIV/AIDS, văn hóa phẩm đồi trụy.
+ Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức đồn thể như Cơng đồn, Ban Chỉ huy liên đội, Ban đại diện cha mẹ HS...Tổng phụ trách và Ban Chỉ huy Liên đội phải thực sự là cánh tay đắc lực của lãnh đạo nhà trường và là lực lượng nòng cốt triển khai các chủ trương, biện pháp xây dựng VHNT đến GV và HS. Thông qua các hoạt động của Đội nhằm giáo dục cho HS có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tích cực; giáo dục lý tưởng, lẽ sống, nhân cách, phong cách văn hóa lành mạnh, HS rèn luyện trải nghiệm các hoạt động thực tiễn; bồi dưỡng tinh thần đồn kết, thân ái, tình cảm tốt đẹp giữa các HS với nhau, tình yêu quê hương đất nước.
+ Đa dạng hóa các hình thức tổ chức: quan tâm đến tổ chức các cuộc dã ngoại, thăm quan các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, tổ chức các
hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao với địa phương, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, hái hoa dân chủ, hội thảo, thi văn nghệ, … Phải quan tâm nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, xu hướng và sở thích của học sinh, động viên các em hưởng ứng tích cực tham gia với tinh thần chủ động, hứng thú.
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tham gia hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các thành viên nhà trường trên cở sở chức năng, nhiệm vụ, thế mạnh của mình trên cơ sở nắm rõ quy chế văn hóa của nhà trường .
Phổ biến nội dung quản lý VHNT đến cha mẹ HS thông qua họp cha mẹ HS để họ nắm được, trên cơ sở đó phối hợp cùng nhà trường tuyên truyền giáo dục HS.
Lực lượng chủ trì tổ chức, triển khai các hoạt động tuyên truyền là lãnh đạo nhà trường hoặc trưởng các đồn thể như Chủ tịch Cơng đồn, Bí thư hoặc Phó bí thư Chi đồn cán bộ giảng dạy, Tổng phụ trách; có thể mời chuyên gia tham gia hội nghị, hội thảo chuyên đề hoặc tập huấn.
Chi đoàn cán bộ giảng dạy, Tổng phụ trách là cánh tay đắc lực của lãnh đạo nhà trường và là lực lượng nòng cốt triển khai các chủ trương, biện pháp xây dựng VHNT đến GV và HS.
Tăng cường giáo dục truyền thống của nhà trường bằng cách thi tìm hiểu về nhà trường nhằm cung cấp cho CB, GV, NV và HS những hiểu biết về quá trình hình thành và phát triển của trường, về những truyền thống tốt đẹp vẻ vang của nhà trường và vai trò của nhà trường đối với với sự nghiệp giáo dục chung của tỉnh và của đất nước. Cần phổ biến cơng khai sứ mệnh – tầm nhìn – giá trị cốt lõi của nhà trường cho mọi thành viên trong nhà trường được biết để tất cả cùng nhìn về một hướng để đến đích.
Cần phải đảm bảo thông tin tuyên truyền về công tác quản lý VHNT được công bố công khai, thơng suốt và đảm bảo “mối liên hệ ngược” có hiệu quả trong quá trình quản lý VHNT.
- Chỉ đạo việc giám sát, đánh giá và tổ chức rút kinh nghiệm về hoạt động nâng cao nhận thức cho GV, học sinh và các tổ chức, các lực lượng trong trường.
3.3.1.4. Điều kiện thực hiện
- Ban Giám hiệu quan tâm và có sự chỉ đạo sát sao các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tích cực tham gia xây dựng văn hóa Nhà trường.
- Cán bộ quản lý quan tâm và nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò của việc nâng cao nhận thức cho các lực lượng, các tổ chức trong nhà trường; có ý thức trách nhiệm triển khai tốt hoạt động, sẵn sàng tham gia và đồng hành cùng hoạt động.
- Đội ngũ giáo viên, tập thể học sinh, các tổ chức đoàn thể trong trường phát huy tinh thần trách nhiệm vì sự phát triển của Nhà trường.