Trƣờng Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 30)

* Vị trí, vai trị của trường Tiểu học:

Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học – bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường Tiểu học là noi đầu tiên hoạt động học tập – với tư cách là hoạt động chủ đạo của học sinh – được thực hiện. Thông qua hoạt động giáo dục, dạy học nhà trường thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất cho học sinh, giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu, những nét cơ bản của nhân cách, từ đó tiếp tục học lên bậc học trên. Do vậy giáo dục ở bậc tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc trưng, giáo dục tiểu học được gọi là bậc học “cách học”. Trường tiểu học là cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học cho học sinh.

Trong Điều lệ trường Tiểu học qui định về vị trí của trường TH: “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng” (Điều 2, Chương I). Trường Tiểu học được tổ chức theo nhiều loại hình: cơng lập, tư thục.

Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến dưới 14 tuổi với đặc điểm ngây thơ, hồn nhiên, kinh nghiệm về thế giới, về các mối quan hệ, về các hoạt động còn hạn chế. Giáo dục nhà trường tiểu học thực hiện: (1) Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về thiên nhiên, xã hội và con người, có được kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, làm tính tốn, về phương pháp suy nghĩ và làm việc khoa học; (2) Phát triển ở học sinh tiểu học lịng nhân ái, tính tự tin, tính kỷ luật, yêu lao động, u hịa bình, yêu quê hương đất nước; (3) Giáo dục học sinh về nếp sống vệ sinh, văn minh, hướng dẫn, rèn luyện để phát triển về sức khỏe; giáo dục sử dụng và bảo vệ mơi trường sống.

Vì những lý do đó nên chúng ta có thể khẳng định Trường tiểu học có vị trí quan trọng trong hệ thống các cơ sở giáo dục, là nơi triển khai bậc học đầu tiên, nền tảng của giáo dục phổ thông.

* Mục tiêu của GD tiểu học:

Theo điểu 2, 3 Luật Phổ cập GD tiểu học thì mục tiêu của GD tiểu học là: Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có

nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (điều 2)

Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nắm vững các kỹ năng nói, đọc, viết, tính tốn, có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người; có lịng nhân ái, hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ; yêu lao động, có kỷ luật; có nếp sống văn hố; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh; u q hương đất nước, u hồ bình. (điều 3)

* Nhiệm vụ, quyền hạn của trường tiểu học: Theo điểu 3 - Điều lệ trường Tiểu học ban hành năm 2017 thì nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học là:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân cơng của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và cơng nhận hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.

3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.

4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

6. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

8. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

Những quy định về trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân là căn cứ quan trọng để nghiên cứu về quản lý văn hóa trường tiểu học ở VIệt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)