Một số vấn đề lý luận về hoạt động xây dựng văn hóa nhà trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 35)

trƣờng ở trƣờng tiểu học

1.4.1. Vai trị xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học

Văn hóa nhà trường là tài sản quý báu, ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà trường. VHNT tạo nên động lực làm việc cho các thành viên nhà trường, chỉ dẫn hành vi, cách ứng xử, giúp thống nhất và tạo nên sự hòa hợp giữa các mối quan hệ nội bộ trong nhà trường và giữa nhà trường với các lực lượng xã hội. Xây dựng văn hóa nhà trường là vấn đề quan trọng giúp nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hóa giáo dục nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lịng nhân ái trong xã hội, thực hiện tốt sứ mệnh giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học; Xây dựng VHNT giúp nhà trường có sức mạnh để thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội. Xây dựng VHNT với ý nghĩa làm phát triển, hoàn thiện hệ giá trị, chuẩn mực góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh và giáo viên, nâng cao vị thế của nhà trường trong cộng đồng của địa phương. Vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường ảnh hưởng đến các thành viên và hoạt động của họ trong nhà trường.

* Đối với học sinh: Học sinh tiểu học ngây thơ, hồn nhiên và chưa có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về cuộc sống, về các mối quan hệ, cách ứng xử.

Do những đặc điểm phát triển lứa tuổi về tâm lý – xã hội, những ảnh hưởng từ môi trường nhà trường như hành vi, lời nói, cách ứng xử của giáo viên,… sẽ để lại những dấu ấn ở học sinh. Những yếu tố từ môi trường nhà trường ảnh hưởng đến hành vi, cách ưng xử, định hướng giá trị ở các em. Sự phát triển nhân cách của học sinh chịu ảnh hưởng rất lớn của mơi trường văn hóa nhà trường. Xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh sẽ:

+ Tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho HS. HS cảm thấy thoải mái, vui vẻ và ham học. HS được thừa nhận, được tơn trọng, cảm thấy mình có giá trị. HS tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với GV và nhóm bạn. HS nỗ lực học tập và đạt thành tích học tập tốt nhất.

+ Tạo ra mơi trường thân thiện cho HS: Đó là một mơi trường an tồn, cởi mở và tôn trọng HS; Cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hồn cảnh khác nhau của HS; Khuyến khích HS phát triển/ bày tỏ quan điểm cá nhân; Xây dựng mối quan hệ ứng xử quan trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.

* Xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến GV:

+ Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau của các GV: GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải; GV sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cho đồng nghiệp; GV tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy cho nhau; GV quan âm đến công việc của nhau; GV cùng hợp tác với lãnh đạo NT để thực hiện mục tiêu GD đã đề ra.

+ Tạo bầu khơng khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập: Bầu khơng khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để GV quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học; Cải thiện thành tích giảng dạy và học tập.

* Đối với cán bộ quản lý: VHNT là yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc ra quyết định quản lý, ảnh hưởng đến tâm lý và phong cách quản lý của cán bộ quản lý nhà trường.

Tóm lại, VNHT tạo nên đời sống tâm lý, tinh thần của tập thể nhà trường, có tác động tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà trường.

1.4.2. Mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học

Mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường nhằm xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh. Xây dựng VHNT là quá trình tổ chức các mối quan hệ, định hướng hành vi cho các cá nhân, tập thể trong nhà trường theo các chuẩn mực, quy tắc nhất định tạo nên sự thống nhất chung trong nhà trường. Thực chất là xây dựng nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, giữa trò - trò, giữa thầy - thầy theo các chuẩn mực chung.

Mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học nhằm hình thành, củng cố và phát triển hệ giá trị văn hóa lành mạnh, giúp nhà trường phát triển bền vững: thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của nhà trường đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục; giúp nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, thích ứng với những thay đổi và yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

1.4.3. Nội dung xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Tiểu học

Theo các tiếp cận khác nhau về cấu trúc văn hóa nhà trường, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận và xác định nội dung xây dựng văn hóa nhà trường khác nhau.

Theo Clive Dimmock (2005), văn hóa nhà trường được mơ tả thành các phần chìm và phẩn nổi của tảng băng, trong đó phần chìm của tảng băng rất quan trọng. Xây dựng văn hóa nhà trường phải chú trọng đến các thành phần tạo lập phần chìm đó là: hệ giá trị, nhu cầu cảm xúc của cá cá nhân, quan điểm và tầm nhìn, kỹ năng và năng lực,…

Theo Gerald C.Ubben, Larry Ư. Hugies. Cynthia J. Norris (2004), cho rằng một nhà trường tốt có chuẩn chất lượng cao, mong đợi cao đối với học sinh và có mơi trường học tập, giảng dạy tốt hay có văn hóa nhà trường tốt. Theo đó, xây dựng văn hóa nhà trường tập trung vào xây dựng môi trường học tập tốt cho học sinh và môi trường giảng dạy tốt cho giáo viên.

Dựa theo các mối quan hệ ứng xử trong nhà trường, nhấn mạnh đặc trưng của chủ thể, văn hóa nhà trường là tổ hợp thống nhất, là chỉnh thể được tạo lập bởi: văn hóa học của người học; văn hóa giảng dạy của người thầy; văn hóa quản lý (chất xúc tác); văn hóa mơi trường (CSVC), cảnh quan sư phạm. Bất kỳ thành phần nào trong số các thành phần đó yếu kém sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa nhà trường nói chung. Sự phát triển của bất kỳ thành phần nào trong số các thành phần văn hóa người học, văn hóa người thầy, văn hóa các lực lượng quản lý trong nhà trường đều có thể là căn cứ để đánh giá trình độ phát triển văn hóa của nhà trường. [kỷ yếu hội thảo “Văn hóa học đường – lý luận và thực tiễn”, Tr29]. Theo đó, nội dung xây dựng văn hóa nhà trường chủ yếu hướng đến xây dựng và thực hiện hệ giá trị của văn hóa học tập, văn hóa giảng dạy, văn hóa quản lý, văn hóa cảnh quan, mơi trường sư phạm. Việc xây dựng VHNT cần đặt trọng tâm ở các nội dung cốt lõi của VHNT, đó là các giá trị và các chuẩn mực VH ứng xử:

Ở trường Tiểu học, xây dựng văn hóa nhà trường hướng đến:

- Xây dựng văn hóa người học: Giáo dục học sinh các giá trị: Đối với bản thân, ln trung thực, ham học hỏi, cầu tiến bộ; kính u thầy cơ; đồn kết, thân ái, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè; Học tập nghiêm túc, thích học, say mê học tập; ý thức bảo vệ và xây dựng mơi trường học tập.

- Xây dựng văn hóa giảng dạy: Giáo dục giáo viên trọng đạo làm thầy, mẫu mực trong hành vi, trong sạch trong lối sống; yêu thương và vì sự phát triển của người học; nghiêm túc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà giáo trong trường tiểu học; đoàn kết, thân ái, hợp tác với đồng nghiệp; thích ứng và sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp, tự học, tự nâng cao trình độ đáp ứng chuẩn giáo viên.

- Xây dựng văn hóa quản lý thể hiện tính khoa học, dân chủ, sáng tạo; cán bộ quản lý gương mẫu, có lối sống lành mạnh, là tâm điểm thống nhất giá trị trong nhà trường; các quyết định quản lý phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, vì sự phát triển của nhà trường, tạo lập uy tín của nhà

trường với cộng đồng xã hội; xây dựng môi trường làm việc kỷ cương, tình thương, trách nhiệm

- Xây dựng môi trường, cảnh quan sư pham thân thiện, xanh, sạch, đẹp.

1.4.4. Một số yêu cầu xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học

Do những đặc trưng riêng của trường Tiểu học về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức nhà trường, nội dung chương trình, đối tượng người học… VHNT Tiểu học có những đặc trưng riêng biệt so với VHNT ở các bậc học khác. Cụ thể đó là:

- Về kiến trúc khơng gian: cần được xây dựng, tổ chức để đáp ứng được

nhu cầu của trẻ: nhu cầu vui chơi, tham gia các hoạt động vận động. Không gian – cảnh quan xanh - sạch - đẹp, không gian lớp học được sắp xếp hợp lý, trang trí màu sắc vui tươi, thuận lợi cho trẻ tham gia các hoạt động học tập.

- Hiện vật, các biểu tượng của nhà trường: Trong trường Tiểu học, hiện

vật thường phong phú, đa dạng, màu sắc bắt mắt, ý nghĩa tương đối rõ ràng dễ hiểu để phù hợp với HS tiểu học.

- Hệ thống các chuẩn mực: thường được cụ thể hóa thành những cụm từ

dễ nhớ, dễ hiểu và được thể hiện thông qua bảng nội quy, tranh ảnh, khẩu hiệu, băng rôn trong nhà trường. Các chuẩn mực được thể hiện cụ thể qua hành vi, ngôn ngữ, cách ứng xử của các thành viên trong nhà trường như một khuôn mẫu để trẻ theo.

- Lịch sử - truyền thống: được thể hiện sinh động dưới hình thức các

câu chuyện, tranh ảnh, phòng truyền thống.

- Các nghi thức, nghi lễ của nhà trường: vừa mang tính trang trọng, chuẩn mực đồng thời cũng phải thu hút sự tham gia của các HS nhờ sự vui vẻ, sôi nổi, hài hước, phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS tiểu học.

Con người và các mối quan hệ trong nhà trường: trong trường Tiểu học, mối quan hê giữa GV- GV, GV- HS, HS- HS cần được xây dựng trên những chuẩn mực và tuyệt đối tuân theo những chuẩn mực đó. HS tiểu học thường chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động từ bên ngoài, từ những điều các em nhìn thấy, được nghe, được xem, được chứng kiến. Vì vậy, các mối quan hệ trong môi trường nhà trường cần được xây dựng để trở thành

một khuôn mẫu cho các em học theo. Mặt khác: các mối quan hệ trong nhà trường tiểu học được xây dựng gần với các mối quan hệ trong gia đình để tạo cho các HS có cảm giác thân thiện, yêu thương, tự tin.

Xây dựng văn hóa nhà trường là quá trình lâu dài. Văn hóa nhà trường phải được xây dựng, giúp nhà trường khẳng định vị trí, thương hiệu và giúp nhà trường phát triển phù hợp với bối cảnh, yêu cầu của xã hội. Quản lý nhà trường cần thống nhất về viễn cảnh phát triển của nhà trường trong tương lai, thống nhất mục tiêu phát triển nhà trường. Mặt khác, văn hóa nhà trường là sản phẩm hoạt động, xây dựng của các thành viên nhà trường, do đó cần khuyến khích và huy động các lực lượng tích cực tham gia xây dựng văn hóa nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)