Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động xây dựng VHNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 79 - 84)

2.4. Thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trƣờng của Trƣờng

2.4.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động xây dựng VHNT

VHNT của Trường TH Chu Hóa

a, Những ưu điểm

- Mục tiêu xây dựng VHNT đã được xác định tương đối rõ ràng và phù hợp với trình độ văn hóa hiện tại của đơn vị. Các định hướng giá trị của nhà trường về dạy và học, về quản lý, về xây dựng cảnh quan, cơ sở vật chất nhà trường là phù hợp, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của ngành, của xã hội.

- Nhà trường đã tổ chức và kết hợp nhiều hoạt động thiết thực, đa dạng, phong phú nhằm xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh.

- Đội ngũ CBQL quan tâm, chỉ đạo sát sao các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường; gương mẫu, tích cực và lơi cuốn được nhiều thành viên tham gia các hoạt động xây dựng VHNT.

- BGH nhà trường đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết, phương án huy động nguồn lực để triển khai các hoạt động xây dựng VHNT.

- Việc tổ chức các hoạt động xây dựng VHNT được nhà trường lập kế hoạch, thực hiện theo đúng kế hoạch, quy trình và thời gian đã xác định.

- Việc truyền thơng, qn triệt mục đích , nội dung các hoạt động xây dựng VHNT được hiệu trưởng kết hợp với các bộ phận thực hiện đạt kết quả nhất định.

- Việc huy động sự ủng hộ, góp sức của các lực lượng ngồi nhà trường như: phụ huynh học sinh, các đoàn thể địa phương, đơn vị kết nghĩa đặc biệt là sự ủng hộ của lãnh đạo cấp trên như PGD & ĐT Việt Trì, UBND xã Chu Hóa, ... được BGH thực hiện tương đối tốt.

- Hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường đạt được nhiều thành tích, dóng góp vào sự phát triển chung của nhà trường như: Phần lớn cán bộ, giáo viên, học sinh tích cực tham gia các hoạt động chung vì sự phát triển của nhà trường.

+ Xây dựng được tập thể sư phạm thống nhất, đồn kết vì sự phát triển của nhà trường.

+ Nhiều học sinh đạt kết quả học tập tốt, chăm ngoan, vâng lời thầy cô, đồn kết và có ý thức giữ gìn và xây dựng mơi trường nhà trường. Nhà trường có học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia. ĐỘi ngũ giáo viên nhà trường 100% đạt chuẩn và trên chuẩn.

+ Tập thể giáo viên tương đối đoàn kết, yêu trường, yêu lớp; có đạo đức, lối sống trong sáng trung thực giản dị, đồn kết với nhau, có lịng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi và có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp. Tỷ lệ giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường cao. Trường có giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh. Tỷ lệ cán bộ đạt danh hiệu tiên tiến cao, chiến sĩ thi đua đáp ứng yêu cầu quy định của chuẩn hiện tại. Nhà trường đã xây dựng được cảnh quan xanh, sạch, phù hợp với văn hóa nhà trường tiểu học nói chung.

Nghiên cứu về thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường của Trường Tiểu học Chu Hóa cho thấy, những ưu điểm trên có được là do:

- Nhà trường là một trong những đơn vị có truyền thống và bề dày thành tích trong cơng tác giáo dục và dạy dỗ học sinh của thành phố VIệt Trì.

- Cán bộ quản lý của Nhà trường đã quan tâm và ý thức được vai trò của xây dựng văn hóa Nhà trường trong giáo dục học sinh và phát triển nhà trường. CBQL nhà trường có trình độ chun mơn, hiểu được những vấn đề cơ bản của quản lý VHNT; Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự quản lý chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương đối với phát triển nhà trường tiều học và vận dụng vào quản lý ở đơn vị mình. CBQL tận tụy, bám trường bám lớp và hăng say làm việc; luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi cơng việc, có uy tín trước tập thể cán bộ giáo viên và học sinh. Xây dựng được một được tập thể giáo viên, nhân viên đoàn kết, thống nhất.

- Đội ngũ giáo viên phấn đấu vì mục tiêu chung của Nhà trường, phần lớn chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, các quy chế của ngành, quy định của trường. 100 % giáo viên có trình độ chun mơn đạt chuẩn.

- Đa số học sinh có ý thức tốt chăm ngoan, nhiệt tình tham gia và ủng hộ các hoạt động xây dựng nhà trường.

- Nhà trường được Phịng giáo dục, chính quyền địa phương, Hội Phụ huynh học sinh quan tâm, đồng hành, tạo điều kiện phát triển.

b, Một số hạn chế:

Công tác quản lý hoạt động xây dựng VHNT tại trường tiểu học Chu Hố cịn một số việc làm chưa tốt, đó là:

- Một số nội dung trong các quy định, chuẩn mực đối với GV, HS, CB nhà trường đã lạc hậu, khó đáp ứng với yêu cầu của giáo dục hiện đại.

- Việc lâp kế hoạch hoạt động xây dựng VHNT cịn có một số hạn chế. Tính chi tiết, cụ thể, tính phối hợp, bổ trợ giữa các nội dung xây dựng văn hóa nhà trường, phân chia trách nhiệm giữa các thành viên, các tổ chức trong trường đôi khi chưa rõ nét. Kế hoạch các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường chưa huy động được trí tuệ của các thành viên nhà trường trong quá trình xây dựng.

- Các hoạt động xây dựng VHNT tổ chức đa dạng, phong phú nhưng dàn trải. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong quản lý, phối hợp, đánh giá giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

- Trong quá trình triển khai các hoạt động xây dựng VHNT, BGH chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề phân quyền, khuyến khích tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các thành viên nhà trường.

- Một số cuộc vận động, hội thi, một số sinh hoạt chun mơn cịn hình thức, chưa thực sự tạo được hứng thú, tích cực tham gia của các thành viên nhà trường.

- Cơng tác phối hợp với gia đình để giáo dục một số HS cịn nhiều hạn chế, việc trao đổi thông tin hai chiều thực hiện chưa nhiều.

- Việc khen thưởng, vinh danh nhà giáo tiêu biểu và các thành viên có thành tích đóng góp cho xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường cịn có những hạn chế nhất định.

- Vấn đề giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động xây dựng VHNT đơi lúc cịn chưa sát sao, chưa mở rộng phạm vi quyền được giám sát đến tất cả các thành viên trong trường. Việc tổ chức cho HS tham gia đánh giá và tự đánh kết quả học tập chưa được thường xuyên và hiệu quả chưa cao,

- Những hạn chế đó dẫn đến tình trạng: hoạt động học tập của học sinh cịn có những biểu hiện thiếu tích cực. Việc quản lý HS trong các hoạt động ngồi giờ lên lớp cịn chưa đạt hiệu quả cao, vì HS cịn chưa tập trung, cịn nói chuyện nhiều. Việc tăng cường nền nếp ra vào lớp của GV cần được quán triệt mạnh mẽ hơn nữa, đảm bảo giờ giấc lên lớp đúng, đủ. Một bộ phận giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp tiếp cận, kiểm

tra và đánh giá học sinh. Một số hoạt động còn được đánh giá sơ sài, chưa rút ra được bài học kinh nghiệm cho những lần tổ chức kế tiếp.

* Nguyên nhân của những hạn chế đó là:

+ Cơng tác lập kế hoạch các hoạt động xây dựng VHNT chưa được đầu tư

đúng mức. Việc khảo sát thực trạng văn hóa nhà trường và tìm hiểu nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các thành viên nhà trường chưa được quan tâm đúng mức.

+ BGH chưa mạnh dạn giao việc cho các thành viên trong trường, do

tâm lý ngại thay đổi, đơi khi cịn chưa tin tưởng e sợ cấp dưới khơng hồn thành công việc được giao. Những đổi mới trong công tác quản lý chưa được mạnh dạn thực hiện. Cơ chế phối hợp chưa thực sự thống nhất, rõ ràng.

+ Một số thành viên trong nhà trường cịn thiếu tích cực. Một số giáo

viên chưa nhiệt tình, chưa phát huy thế mạnh của cá nhân trong xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường, chưa thực sự chủ động tham gia hoạt động, chưa thực sự quan tâm đến mục tiêu xây dựng và phát triển của nhà trường.

+ Lãnh đạo nhà trường chưa thực sự sát sao với các hoạt động đánh giá, giám sát thực hiện xây dựng VHNT do chưa sắp xếp thời gian hợp lý giữa các công việc trong nhiệm vụ quản lý của mình. Mặt khác, BGH chưa đánh giá được hết tầm quan trọng của một số hoạt động, nên chưa đầu tư thời gian, nhân lực và kinh phí phù hợp để đạt được hiệu quả cao.

+ Một số nội dung đánh giá hoạt động xây dựng VHNT cịn hình thức, chưa xác định rõ ràng phù hợp các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá.

+ Nhà trường cịn gặp khó khăn do điều kiện cơ sở vật chât, kinh phí đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay còn hạn chế.

Kết luận chƣơng 2

Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động xây dựng VHNT ở trường TH Chu Hóa cho thấy: Nhà trường đã nhận thức và quan tâm đến hoạt động xây dựng VHNT. Mục tiêu phát triển văn hóa nhà trường được xác định rõ ràng, phù hợp. Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phú nhằm xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh. Qua đó, Văn hóa nhà trường của Trường TIểu học Chu Hóa có nhiều biểu hiện tích cực. Đa số học sinh học nghiêm túc, chăm ngoan, đồn kết và lễ phép, vâng lời thầy cơ. Đội ngũ giáo viên yêu trường, yêu lớp, phần lớn tích cực tham gia các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh. Môi trường vật chất và tinh thần của nhà trường có nhiều ưu điểm, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

Bên cạnh ưu điểm, công tác quản lý hoạt động xây dựng VHNT ở trường TH Chu Hóa cịn một số hạn chế như: Việc lập kế hoạch chưa thực sự bao qt, tồn diện, chưa tạo ra được tính liên kết, phối hợp rõ ràng giữa các nội dung hoạt động xây dựng VHNT; giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường; chưa huy động được trí tuệ của các thành viên nhà trường trong quá trình xây dựng kế hoạch. Hình thức tổ chức hoạt động đa dạng, phong phú nhưng dàn trải. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong quản lý, phối hợp, đánh giá giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. BGH chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề phân quyền, khuyến khích tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các thành viên nhà trường. Một số cuộc vận động, hội thi, một số sinh hoạt chuyên mơn cịn hình thức, chưa thực sự tạo được hứng thú, tích cực tham gia của các thành viên nhà trường. Vấn đề giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động xây dựng VHNT đơi lúc cịn chưa sát sao, chưa mở rộng phạm vi quyền được giám sát đến tất cả các thành viên trong trường.

Để nâng cao chất lượng các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường, BGH trường TH Chu Hóa cần nghiên cứu, căn cứ thực tiễn nhà trường, năng lực đội ngũ để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế trên.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)