nhà trƣờng ở trƣờng tiểu học
1.6.1. Các yếu tố chủ quan
Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường là một nội dung quản lý không thể thiếu trong công tác quản lý nhà trường hiện nay. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường:
- Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường, đặc biệt là hiệu trưởng ảnh hưởng, tác động mạnh nhất đến chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Hiểu biết về tổ chức xây dựng văn hóa nhà trường, uy tín, năng lực quản lý, năng lực tác động, ảnh hưởng đến các thành viên trong nhà trường là những yếu tố tác động lớn đến trình độ, tính chất, chiều hướng các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Định hướng giá trị, cách ứng xử của người quản lý ảnh hưởng đến các thành viên khác, nhất là giáo viên. Thực tiễn chỉ ra rằng, với bản chất của hoạt động quản lý thì thách thức lớn nhất của quản lý là làm việc với con người và thông qua con người. Chính vì vậy, mục đích, cũng là vai trị quan trọng nhất của các nỗ lực quản lý, điều hành là tăng cường cam kết, trách nhiệm, và hứng khởi trong đội ngũ các cán bộ, GV và HS.
- Trình độ văn hóa của giáo viên và các tổ chức trong nhà trường cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường. ĐĨ là lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng văn hóa nhà trường, các quyết định quản lý của Hiệu trưởng và Ban giám hiệu được thực thi bởi các lực lượng này. DO đó, khi ra các quyết định, BGH cũng phải dựa vào đặc điểm và đánh giá khả năng thực hiện của đội ngũ GV và các lực lượng khác trong nhà trường để đảm bảo các quyết định được thực thi hiệu quả.
- Đặc điểm truyền thống văn hóa của nhà trường với các thế mạnh đặc trưng, riêng biệt cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường.
- Điều kiện vật chất, tài chính của nhà trường ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường. Các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường thực thi cần có kinh phí để tổ chức, duy trì, đảm bảo kết quả hoạt động. Ban Giám hiệu phải cân nhắc, đối chiếu giữa khả năng thực tế của nhà trường với mong muốn tổ chức các hoạt động sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Tất cả các hoạt động nâng cao trình độ chun mơn cho giáo viên, xây dựng nề nếp học tập cho học sinh, tổ chức thi đua học tốt, dạy tốt, tổ chức học sinh tham gia các hoạt động, trang trí lớp học, sân trường,… đều cần có sự tính tốn và đầu tư kinh phí.
Các thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học cần được bố trí đảm bảo khoa học, tiện dụng, an toàn và thẩm mĩ. Muốn nhà trường hiện đại, làm việc theo tác phong chuyên nghiệp để tạo ra các thế hệ HS chuyên nghiệp, làm việc theo phong cách hiện đại, thầy cô phải là hiện thân của các phong cách đó, từ tư tuy, tác phong, thái độ đến cách thực hiện nhiệm vụ, bài giảng được tin học hóa - sử dụng các phần mềm và thiết bị tiện ích để giảng dạy.
Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của HS một cách thiết thực như thư viện, phịng tự học, sân bãi thể dục thể thao… Khơng thể yêu cầu hay phát động mọi người xây dựng mơi trường văn hóa, sống có văn hóa trong khi các cơ sở vật chất cần thiết để hỗ trợ thực hiện điều đó lại thiếu thốn hoặc khơng có.
1.6.2. Các yếu tố khách quan
Văn hóa nhà trường chỉ có thể phát triển trong mối liên hệ phù hợp với văn hóa cộng đồng địa phương và đáp ứng yêu cầu thay đổi, ngày càng cao của xã hội. Có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý văn hóa nhà trường.
- Nhận thức và trình độ văn hóa của gia đình và các tổ chức xã hội có liên quan là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường. Yếu tố gia đình và xã hội có ảnh hưởng khơng nhỏ đến HS – thành viên của nhà trường, ảnh hưởng đến lối sống, cách cảm, cách suy nghĩ, quan điểm về cái hay, cái tốt. Nếu mơi trường giáo dục gia đình khơng nề nếp, văn hóa; mơi trường xã hội khơng lành mạnh, văn minh thì khó có thể hình thành nhân cách văn hóa, văn minh ở học sinh. Quan điểm, hiểu biết, điều kiện sống của gia đình ảnh hưởng đến hiệu quả huy động cộng đồng tham gia xây dựng văn hóa nhà trường,
- Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới công tác quản lý VHNT. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề huy động và cung cấp các nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Chính nền tảng kinh tế của địa phương đã tạo nền tảng cho các nhà trường xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp; tạo điều kiện cho các chủ thể giáo dục, các thầy cơ giáo có điều kiện thuận lợi giành hết thời gian, cơng sức, trí tuệ cho công tác, phục vụ sự
nghiệp GD&ĐT. Mơi trường văn hóa địa phương lành mạnh, phát triển sẽ tác động trực tiếp đến cơng tác quản lý văn hóa của mỗi nhà trường, mỗi HS vì các nhà trường và HS không thể đứng trong mơi trường khép kín. Bên cạnh đó, tình hình xã hội ổn định, trật tự kỷ cương, lành mạnh là môi trường xã hội thuận lợi để giáo dục nhân cách HS, phối hợp đắc lực với nhà trường trong việc xây dựng và phát triển VHNT. Môi trường xã hội lành mạnh sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an ninh, hạn chế được các tác động tiêu cực từ bên ngoài xã hội vào nhà trường.
Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế và văn hóa đang ảnh hưởng trực tiếp đến quan điểm, lối sống, cách ứng xử của con người trong xã hội nói chung. Sự giao thoa văn hóa, sự tiếp nhận cái mới với các mức độ chọn lọc khác nhau đang làm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá của con người với các chuẩn mực trong ứng xử với bản thân, với người khác, với công việc. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý xây dựng văn hóa nhà trường.
- Cơ chế chính sách, định hướng và sự chỉ đạo của ngành giáo dục.
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ, chức năng, phát triển chuyên môn mà ngành giáo dục định hướng, quản lý. Do đó, cơng tác quản lý VHNT chỉ phát triển mạnh mẽ khi nó được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trong định hướng phát triển. Vì vậy phải có cơ chế chính sách riêng về nó. Mặt khác cơng tác quản lý VHNT sẽ được quan tâm hơn nếu nó được đưa vào trong kế hoạch chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; được quan tâm trong các đợt thanh kiểm tra trường học; đánh giá xếp loại thi đua của nhà trường.
Để công tác quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của các trường thành cơng, địi hỏi Ban Giám hiệu mà đứng đầu là hiệu trưởng và các thành viên nhà trường phải nhận thức, hiểu biết đúng, đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.
Kết luận chƣơng 1
Văn hóa nhà trường là tập hợp các chuẩn mực, các giá trị tốt đẹp được hình thành và phát triển trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường. Văn hóa nhà trường định hướng hành vi, cách cảm, cách suy nghĩ của các thành viên nhà trường. Văn hóa nhà trường biểu hiện rõ nét qua hoạt động học tập của học sinh, hoạt động giảng dạy của giáo viên và các điều kiện, môi trường giáo dục trong nhà trường.
Xây dựng văn hóa nhà trường là q trình làm đầy thêm, làm phát triển các giá trị văn hóa nhà trường, giúp văn hóa nhà trường ngày càng hồn thiện hơn, tốt đẹp hơn, thích ứng và đáp ứng những yêu cầu đổi mới nhà trường hiện nay. Xây dựng VHNT lành mạnh, hướng tới sự phát triển bền vững thực chất là xây dựng nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhà trường theo các chuẩn mực chung của XH và những quy định riêng của ngành GD.
Công tác quản lý giúp cho hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường đảm bảo tính thống nhất, phối hợp và hiệu quả. Nội dung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường có mấy nội dung cơ bản: xây dựng các chuẩn mực văn hóa, lập kế hoạch các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường, tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường; giám sát, kiểm tra và lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.
Lý luận về quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường là cơ sở quan trọng để tác giả thiết kế bộ công cụ khảo sát và đánh giá thực trạng cơng tác quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Tiểu học Chu Hóa hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC CHU HÓA,