Khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 105 - 131)

Để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất nhằm xây dựng VHNT lành mạnh ở Chu Hố, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tơi đã dùng bảng hỏi phụ lục 6 để xin ý kiến của 03 CBQL nhà trường, 33 GV, NV của trường. Kết quả như sau:

* Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất:

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng VHNT đƣợc đề xuất

STT GIẢI PHÁP

MỨC ĐỘ CẦN THIẾT Rất cần

thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

1

Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa nhà trường cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng có liên quan

8 22,22 25 69,44 3 8,33 2 Kế hoạch hóa các nội dung xây dựng văn hóa nhà trường 29 80,56 7 19,44 0 0 3 Tổ chức thống nhất quy trình, quy tắc ứng xử trong xây dựng văn hoá

nhà trường 30 83,33 6 16,67 0 0

4

Lãnh đạo giáo viên và các lực lượng trong nhà trường chủ động, tích cực tham gia xây dựng văn hố nhà trường

20 55,56 16 44,44 0 0

5 Huy động các lực lượng xã hội tham gia hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường.

26 72,22 10 27,78 0 0

6 Tổ chức giám sát, đánh giá thường xuyên các hoạt động xây dựng văn

Nhận xét: Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy các biện pháp quản lý

được đề xuất nhận được đánh giá cao, đồng thuận của CB, GV nhà trường về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất.

*Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về mức độ khả thi của những biện pháp quản lý hoạt động xây dựng VHNT đã đề xuất

STT GIẢI PHÁP

TÍNH KHẢ THI

Rất khả thi Khả thi khả thi Không SL % SL % SL %

1

Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa nhà trường cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng có liên quan

29 80,56 7 19,44 0 0

2 Kế hoạch hóa các nội dung xây dựng văn hóa nhà trường 26 72,22 10 27,78 0 0 3 Tổ chức thống nhất quy trình, quy tắc ứng xử trong xây dựng văn hoá

nhà trường 7 19,44 28 77,78 1 2,78

4

Lãnh đạo giáo viên và các lực lượng trong nhà trường chủ động, tích cực tham gia xây dựng văn hoá nhà trường

11 30,56 24 66,66 1 2,78

5

Huy động các lực lượng xã hội tham gia hoạt động xây dựng văn

hoá nhà trường. 14 38,88 21 58,33 1 2,78

6 Tổ chức giám sát, đánh giá thường xuyên các hoạt động xây dựng văn

hóa nhà trường 28 77,78 8 22,22 0 0

Nhận xét:

- Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp đề xuất đều được CB, GV đánh giá cao về tính khả thi. Trong đó được đánh giá cao nhất là các biện pháp số 1, số 2 và số 6. Các biện pháp số 3, 4, 5 được đánh giá ở mức độ khả thi. Kết quả đánh giá trên của CB, GV nhà trường là cơ sở để chúng tôi điều chỉnh, căn cứ để đưa biện pháp vào thực tiễn quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Đề xuất khuyến nghị phù hợp trong quá trình ứng dụng, triển khai các biện pháp vào thực tiễn.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Tiểu học Chu Hóa, chúng tơi nghiên cứu định hướng phát triển giáo dục và phát triển trường tiểu học của thành phố VIệt Trì. Qua đó, đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường ở Trường TH Chu Hóa dựa trên 4 ngun tắc tính kế thức, tính thực tiễn, đảm bảo tính mực đích và phát huy tính tích cực, chủ động của các thành viên nhà trường. Sáu biện pháp được đề xuất là: Biện pháp 1: Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cho các thành viên nhà trường; Biện pháp 2: Lập kế hoạch hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Biện pháp 3: Thống nhất quy trình hoạt động và quy tắc ứng xử trong xây dựng văn hóa nhà trường. Biện pháp 4: Lãnh đạo giáo viên và các thành viên tích cực tham gia xây dựng văn hóa nhà trường. Biện pháp 5: Huy động các lực lượng xã hội tham gia, ủng hộ các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Biện pháp 6: Tăng cường giám sát, đánh giá các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:

1.1. Văn hóa nhà trường là hệ các giá trị, chuẩn mực tốt đẹp được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình hình thành và phát triển nhà trường, được tích lũy và thể hiện qua các hoạt động cùng nhau của các thành viên nhà trường. Văn hóa nhà trường có ảnh hưởng, là sức mạnh tinh thần, định hướng cách cảm, cách nghĩ và tính chất hành vi của các thành viên nhà trường. Xây dựng văn hóa nhà trường là quan trọng và cần thiết đối với các nhà trường trong quá trình hội nhập và phát triển. Đây là yêu cầu, cách thức để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

1.2. Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường là tập hợp những tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng, BGH nhà trường nhằm tạo sự thống nhất, ổn định, đảm bảo tính hướng đích và nâng cao chất lượng các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.

1.3. Trường Tiểu học có vị trí quan trọng trong hệ thống quốc dân. Trường tiểu học là tổ chức hành chính – sư phạm thực hiện chức năng, nhiệm vụ giáo dục học sinh bậc tiểu học. Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học cần quan tâm đến mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của giáo dục tiểu học, đặc điểm , đặc thù của học sinh, giáo viên và các điều kiện khác. Nội dung quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cần quan tâm đến: xác định các chuẩn mực văn hóa trong xây dựng nhà trường; kế hoạch hóa các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường; Tổ chức có hiệu quả và khoa học các hoạt động; Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường; Tổ chức giám sát, đánh giá các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường thường xuyên, khoa học.

Xây dựng văn hóa nhà trường là quá trình lâu dài. Nhà quản lý cần quan tâm, nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng để lựa chọn, triển khai các tác động phù hợp.

1.4. Hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Tiểu học Chu Hóa đã được quan tâm và đạt được nhiều thành tựu. Đa số học sinh ngoan,

chăm học, vâng lời thầy cơ. Nhà trường có nhiều giáo viên giỏi cấp trường, cấp thành phố; có học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh. Bên cạnh đó, nhà trường xây dựng được nề nếp, truyền thống trên các mặt hoạt động; được xã hội, cộng đồng đánh giá cao.

Bên cạnh ưu điểm, thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà vẫn cịn những tồn tại, yếu kém. Việc lập kế hoạch tổng thể các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường chưa được quan tâm đúng mức; Sự phối hợp trong các hoạt động xây dựng VHNT còn lỏng lẻo; vấn đề tạo động lực, khuyến khích các thành viên nhà trường tích cực đổi mới, tham gia các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cịn hạn chế; cơng tác đánh giá, giám sát hoạt động xây dựng văn hóa nhà truonwgf cịn một số yếu kém.

1.5. Để nâng cao chất lượng các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường, chúng tơi đề xuất 6 biện pháp quản lý: Biện pháp 1: Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cho các thành viên nhà trường; Biện pháp 2: Lập kế hoạch hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Biện pháp 3: Thống nhất quy trình hoạt động và quy tắc ứng xử trong xây dựng văn hóa nhà trường. Biện pháp 4: Lãnh đạo giáo viên và các thành viên tích cực tham gia xây dựng văn hóa nhà trường. Biện pháp 5: Huy động các lực lượng xã hội tham gia, ủng hộ các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Biện pháp 6: Tăng cường giám sát, đánh giá các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Việt Trì

- Cần có những định hướng cụ thể cho việc xây dựng và phát triển giáo dục nhà trường ở các trường Tiểu học, làm căn cứ để các trường tiểu học xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh ở các trường Tiểu học chung

- Thống nhất, tạo điều kiện và cung cấp tài liệu, cố vấn và đánh giá khách quan về hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường Tiểu học. - Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho các trường xây dựng trường, lớp đạt chuẩn, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại.

2.2. Đối với chính quyền và các tổ chức đồn thể xã Chu Hóa và thành phố VIệt Trì

- Ủng hộ và tạo điều kiện cho hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học Chu Hóa.

- Cung cấp đầy đủ các văn bản có liên quan, nhất là các văn bản pháp quy phục vụ hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường TIểu học Chu Hóa.

- Phối hợp cùng nhà trường trong các hoạt động giáo dục truyền thống địa phương, phổ biến những giá trị tốt đẹp của cộng đồng địa phương đến với học sinh, giáo viên nhà trường.

2.3. Đối với trƣờng TH Chu Hoá

- CBQL, GV cần đánh giá đúng vai trò của VHNT trong việc nâng cao chất lượng GD, thường xuyên đánh giá thực trạng của VN trường mình.

- BGH nhà trường đồn kết, thống nhất hành động, có các biện pháp phù hợp nhằm xây dựng VHNT.

- Cơng đồn, Đồn TNCSHCM, Đội TNTPHCM phải là nòng cốt, đi đầu trong tuyên truyền và tổ chức các hoạt động xây dựng VHNT trong nhà trường.

CBQL, GV, NV và HS phải có nhận thức đầy đủ, rõ ràng về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, phương thức, con đường quản lý VHNT; về mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường; về tình hình thực trạng cũng như mục tiêu, nhu cầu, mong muốn của cá nhân, tổ chức trong việc phát triển VHNT của đơn vị mình.

Lãnh đạo nhà trường phải xác định quản lý VHNT là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường trong giai đoạn hiện nay và phải có những chỉ đạo sát sao, cụ thể, kịp thời để nuôi dưỡng, vun trồng và phát triển VHNT.

Lập ra một tiểu ban chuyên trách do Hiệu trưởng đứng đầu, xây dựng chương trình kế hoạch, mục tiêu, nội dung và cách thức triển khai xây dựng và phát triển VHNT hàng năm và lâu dài.

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác quản lý VHNT cho lực lượng nòng cốt như Ban chấp hành Đồn TNCS Hồ Chí Minh,

Ban chấp hành Cơng đồn, đội ngũ GVCN, đội ngũ cán bộ lớp... Phát huy vai trị chủ thể của GV và HS trong cơng tác xây dựng và phát triển VHNT, đồng thời có các biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến những giá trị mà nhà trường hướng tới.

Phải tạo được niềm tin, khơi dậy lòng tự hào đối với CB, GV, NV và HS nhà trường, thúc đẩy các thành viên nhà trường tích cực, chủ động, tự giác thực hiện nhiệm vụ, tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Kịp thời khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong cơng tác xây dựng VHNT, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đạo đức, lối sống, các nội quy, quy định, các chuẩn mực hành vi... trong nhà trường.

Huy động tối đa, sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có, tạo động cơ thúc đẩy các lực lượng giáo dục trong nhà trường phát huy tinh thần tự lực tự cường, tích cực đổi mới nội dung và hình thức xây dựng VHNT phù hợp với thực tế của đơn vị và xu thế hội nhập trong giai đoạn hiện nay.

Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, làm tốt cơng tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

2.4. Đối với phụ huynh học sinh

- Hội Cha mẹ học sinh của nhà trường quan tâm và làm tốt công tác đoàn kết phụ huynh học sinh nhà trường.

- Nhận thức đúng vị trí, vai trị của mình và tích cực ủng hộ, phối hợp với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2011), Quản lý nhà

trường, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Đặng Quốc Bảo (2002), Quản lý giáo dục tiếp cận từ những mơ hình;

Trường CBQL GD & ĐT, Hà Nội.

3. Hồng Chí Bảo (2010), Văn hóa và con người VIệt Nam trong đổi mới

và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Trần Bạt (2005), Văn hóa và con người, NXB Hội nhà văn

5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Cơ sở khoa học quản

lý, Bài giảng cho hệ cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo

viên tiểu học, ban hành kèm theo QĐ số 14/2007/BGDĐT.

7. Nguyễn Văn Dung, Phan Đình Quyền (2010), Văn hóa tổ chức và

lãnh đạo, NXB Giao thông vận tải,

8. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội

9. Phạm Duy Đức (1996), Giao lưu văn hóa đối với sự phát triển văn hóa

nghệ thuật Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc

dân tộc kết hợp tinh hoa nhân loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo

dục, NXB Giáo dục Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc

dân tộc kết hợp tinh hoa nhân loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Lê Nhƣ Hoa (chủ biên) (1993), Lối sống trong đời sống đơ thị hiện nay, NXB văn hóa thơng tin, Hà Nội.

14. Phạm Quang Huân (2007), Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của

VHNT, Kỷ yếu Hội thảo văn hóa học đường, Viện NCSP, trường ĐHSPHN.

15. Đỗ Huy (chủ biên) (1996), Văn hóa mới Việt Nam, sự thống nhất và đa dạng, NXB Văn hóa - thơng tin, Hà Nội.

16. Đỗ Huy ,Trƣờng Lƣu (1993), Sự chuyển đổi các giá trị trong văn hóa

Việt Nam, NXB khoa học xã hội.

17. Vũ Khiêu (chủ biên) (2000), Văn hóa Việt Nam, Xã hội và con người,

NXB Khoa học xã hội.

18. Nguyễn Hữu Lam (2010), Văn hóa tổ chức, Bài giảng cho học viên tại

“Center for excellence in managament development”, TP Hồ Chí Minh. 19. Đặng Bá Lãm (chủ nhiệm, 2006), Luận cứ khoa học cho các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục ở nước ta trong thập niên đầu thể kỷ 21, Đề tài độc lập, Mã số ĐTĐL - 2002/06.

20. Luật giáo dục (2005), Vụ công tác lập pháp, NXB Tư pháp.

21. Trƣờng Lƣu (2003), Tồn cầu hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Trịnh Văn Minh (2016), Bài giảng lớp Cao học Quản lý giáo dục K15

– S6, ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội.

23. Phạm Xuân Nam (1989), Văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

24. Nhiều tác giả (2004), Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả (sách dịch), Nxb Chính trị Quốc gia.

25. Phịng GD&ĐT Việt Trì, Kế hoạch chiến lược của các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố, tầm nhìn đến năm 2018.

26. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 105 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)