Xây dựng kế hoạch tổng thể các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 93 - 96)

3.3. Một số biện pháp quản lý xây dựng VHNT ở trƣờng TH Chu

3.3.2. Xây dựng kế hoạch tổng thể các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

nhà trường trên cơ sở phát huy trí tuệ tập thể lãnh đạo và các thành viên nhà trường

3.3.2.1. Mục đích

Xây dựng kế hoạch tổng thể các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trên cơ sở phát huy trí tuệ tập thể lãnh đạo và các thành viên nhà trường nhằm tạo cơ sở cho các hoạt động quản lý xây dựng văn hóa nhà trường. Bên cạnh đó, kế hoạch tổng thể sẽ tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của nhà trường, giúp nhà trường ứng phó những thay đổi của mơi trường và là cơ sở để kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của trường Tiểu học Chu Hóa.

3.3.2.2. Nội dung

- Xác lập các căn cứ cho việc lập kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường:

+ Nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý VHNT bao gồm: Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương; cơ chế, chính sách và sự chỉ đạo của ngành giáo dục; thực trạng văn hóa học đường; điều kiện vật chất cho thực thi mọi hoạt động của nhà trường; năng lực quản lý của lãnh đạo nhà trường… Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. Từ đó hoạch định một chiến lược phát triển của văn hóa nhà trường phù hợp trên cở sở xem xét các khía cạnh: cấu trúc, hệ thống, con người và văn hóa của tổ chức, đây là một việc hết sức quan trọng, quyết định tính khả thi và phù hợp của chiến lược.

+ Khảo sát đánh giá các giá trị văn hóa đang tồn tại trong nhà trường: đâu là các giá trị tích cực, tiêu cực, đâu là các giá trị văn hóa được nhiều CB, GV, NV và HS trong nhà trường mong muốn nhất. Chỉ ra được đâu là những giá trị văn hóa đích thực, cốt lõi có tính đặc trưng của nhà trường đang tồn tại và tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác để nuôi dưỡng, vun trồng.

+ Xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi. Để có thể thay đổi VHNT một cách có định hướng và hữu ích, BGH nhà trường cần bắt đầu bằng việc xem xét lại mục tiêu hoạt động và vị thế của nhà trường trong bối cảnh môi trường hiện tại và các xu hướng trong tương lai. Kỹ thuật SWOT là một cơng cụ phân tích hữu ích cho hoạt động này.

+ Nghiên cứu định hướng phát triển giáo dục tiểu học của ngành, của tỉnh, của thành phố, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên để có cơ sở để lập kế hoạch hàng năm về hoạt động xây dựng VHNT của hiệu trưởng theo học kỳ, năm học. Trong việc xác định căn cứ, đặc biệt quan tâm đến xác định các đặc trưng, mục tiêu, nội dung phát triển VHNT đảm bảo phù hợp với định hướng chung của ngành và đặc thù nhà trường. Bám sát Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”.

- Thiết kế nội dung kế hoạch tổng thể hoạt động xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường:

+ Xác định mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường

+ Xác định các vấn đề ưu tiên trong việc hình thành, duy trì và phát triển VHNT đối với văn hóa học, văn hóa dạy, văn hóa quản lý. Cần chỉ rõ đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công của nhà trường.

+ Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp để thu hẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai đã hoạch định của nhà trường.

+ Dự kiến các lực lượng tham gia và tổ chức hoạt động với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Đưa nội dung công tác xây dựng VHNT vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, của các tổ chuyên môn, của GV chủ nhiệm, của Liên đội, của các lớp HS và là một tiêu chí trong xếp loại thi đua các tập thể, cá nhân của nhà trường. Rèn luyện kỹ năng xây dựng VHNT cho CBQL, GV, HS.

+ Lập dự trù kinh phí và phương án huy động, sử dụng nguồn kinh phí để triển khai kế hoạch.

+ Tổ chức thống nhất hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng nội dung, đối tượng tham gia xây dựng văn hóa nhà trường.

- Triển khai lấy ý kiến đóng góp của các thành viên nhà trường cho từng nội dung kế hoạch. Đánh giá, lựa chọn những đề xuất phù hợp.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện

- Tổ chức họp BGH, GV cốt cán trong trường để thống nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong việc xác định căn cứ lập kế hoạch xây dựng VHNT của nhà trường theo tháng, học kỳ, năm học.

+ BGH nhà trường nghiên cứu hệ thống, các văn bản liên quan đến công tác xây dựng nhà trường đã ban hành; nghiên cứu cụ thể kế hoạch phát triển giáo dục từng năm học do nhà trường xây dựng và được cấp trên phê duyệt và kết quả chỉ đạo thực hiện về công tác này ở năm học trước để xác định cơ sở lập kế hoạch. BGH nhà trường cố vấn cho các hoạt động khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa nhà trường.

+ Chi đồn cán bộ giảng dạy, các tổ trưởng chuyên môn khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa giảng dạy của giáo viên; Đội TNTP Hồ Chí Minh mà đứng đầu Tổng Phụ trách cùng với Ban Chỉ huy Liên đội khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa học tập của học sinh của nhà trường; CHủ tịch hội đồng tự quản của các lớp cùng với GVCN đánh giá thực trạng văn hóa học tập và rèn luyện của lớp mình.

+ Thành lập tổ tư vấn Hiệu trưởng nhằm tổng hợp các căn cứ đánh giá. + Tổ chức họp Hội đồng, thống nhất các mục tiêu trước mắt và lâu dài, lộ trình các nội dung cần quan tâm trong xây dựng văn hóa nhà trường.

- Tổ chức lập dự thảo kế hoạch hoạt động xây dựng VHNT theo tháng, học kỳ, năm học.

- Tổ chức trình bày dự thảo kế hoạch và xin ý kiến đóng góp của các thành viên cốt cán trong nhà trường.

- Xác định rõ khung thời gian, các nội dung xin ý kiến đóng góp từ các thành viên nhà trường. Đảm bảo các ý kiến đóng góp tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm.

- Quán triệt các thành viên nhà trường tham gia góp ý, xây dựng kế hoạch nghiêm túc, có chất lượng.

- Tổ chức tổng hợp ý kiến đóng góp, xem xét và điều chỉnh, hồn thiện bản kế hoạch tổng thể.

- Tổ chức báo cáo với Phịng GD & ĐT TP Việt Trì về bản kế hoạch hoạt động xây dựng VHNT. Công khai bản kế hoạch với các thành viên nhà trường.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch năm học của nhà trường.

- Các ban ngành đồn thể trong trường như: Tổ chức Cơng đồn, Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí minh nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch cơng tác của đồn thể mình phụ trách, chỉ đạo sát sao các hoạt động của đoàn thể để nâng cao nhận thức về xây dựng VHNT.

- Lãnh đạo nhà trường tìm hiểu rõ đặc điểm lớp học, trường học, … từ đó có kế hoạch cụ thể để xây dựng VHNT.

- Đội ngũ giáo viên, tập thể học sinh, các tổ chức đoàn thể trong trường phát huy tinh thần trách nhiệm vì sự phát triển của Nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)