Lý luận về quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 39)

trƣờng tiểu học

1.5.1. Vai trò quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

Lãnh đạo và quản lý là các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của 1 tổ chức nói chung và 1 trường học nói riêng. Trong xây dựng văn hóa nhà trường, quản lý là yếu tố đảm bảo xây dựng văn hóa nhà trường thành cơng.

Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thống nhất, tính liên kết của các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Giúp các lực lượng trong nhà trường xác định rõ trách nhiệm, bổn phận, quyền hạn trong xây dựng văn hóa nhà trường.

QUản lý là yếu tố đảm bảo các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường được triển khai đúng hướng, đúng mục tiêu, phù hợp theo những nguyên tắc, đảm bảo tính khoa học, đảm bảo hiệu quả của các hoạt động.

Quản lý hoạt động xây dựng VHNT một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp nhà trường thực hiện thắng lợi mục tiêu, sứ mệnh xây dựng trường tiểu học “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”. Để xây dựng VHNT, hiệu trưởng vừa thực hiện vai trò của một nhà quản lý, vừa thực hiện vai trị của một nhà lãnh đạo. Trong đó vai trị lãnh đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, với vai trò này, quản lý nhà trường chính là người định hướng VHNT, là tâm điểm thống nhất các giá trị trong nhà trường. Triết lý giáo dục,

giá trị của BGH theo đuổi có ảnh hưởng lớn đến người thầy, đến người học, đến tính chất các mối quan hệ trong nhà trường. Ban giám hiệu có vai trị thống nhất các chuẩn mực, niềm tin, hệ giá trị là mục tiêu theo đuổi của Nhà trường. Xây dựng nhà trường trở thành nhà trường như thế nào, thế mạnh, uy tín, thương hiệu nhà trường đều do BGH định hướng thông qua phương hướng phát triển nhà trường; các lực lượng trong nhà trường có thống nhất, đồng lịng, đồn kết hay không phụ thuộc nhiều vào quan điểm quản lý, phương pháp quản lý, các quyết định quản lý.

1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý xây dựng văn hóa nhà trường cho thấy, có nhiều mơ hình xây dựng văn hóa nhà trường.

Tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đưa ra mơ hình xây dựng văn hóa tổ chức gồm 11 bước cụ thể là: (1) Tìm hiểu mơi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển của nhà; (2) Xác định giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành cơng; (3)Xây dựng tầm nhìn mà nhà trường sẽ vươn tới; (4) Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi; (5) Đề xuất giải pháp để thu hẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai của nhà trường; (6) Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dăt thay đổi và phát triển văn hóa nhà trường; (7) Soạn thảo một kế hoạch, một phương án hành động cụ thể; (8) Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai để mọi người cùng chia sẻ; (9) Giúp cho mọi người, mọi bộ phận nhận rõ những trở ngại; (10) động viên mọi người noi theo các hình mẫu lý tưởng phù hợp với mơ hình văn hóa nhà trường đang hướng tới; (11) Thường xuyên đánh giá văn hóa nhà trường và thiết lập các chuẩn mực mới. Dựa theo tiếp cận chức năng, nội dung quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường được xác định:

1.5.2.1. Xác lập các chuẩn mực văn hóa trong tổ chức xây dựng văn hóa nhà trường

Các chuẩn mực văn hóa có vai trị quan trọng, chỉ dẫn cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, và các lực lượng khác hành động. Các chuẩn mực đóng vai trị như những quy tắc chi phối hành vi, cách ứng xử. cách đánh giá, cách tham gia các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của từng đối tượng,

từng chủ thể tương ứng với vị trí, vai trị xác định trong nhà trường. Trong nhà trường có quy chế dành cho giáo viên, cán bộ quản lý, có hệ thống quy tắc ứng xử, nội quy học tập của học sinh,… Căn cứ vào các chuẩn mực, mỗi chủ thể trong nhà trường biết rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình và của người khác trong nhà trường.

Việc xác lập các chuẩn mực dựa trên trên các chuẩn mực đang được sử dụng trong trường tiểu học, những yêu cầu mới đối với trường tiểu học trong tình hình mới, nguyện vọng, ý tưởng của các thành viên nhà trường.

Việc tổ chức biên soạn chuẩn mực văn hóa chỉ dẫn hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cần được thực hiện trên cơ sở phân tích thực tiễn với yêu cầu thay đổi, xác định khoảng cách, tổ chức viết và soạn thảo các chuẩn mực, các quy tắc, nội quy hoạt động, đưa ra phương hướng xử lý khi có vi phạm chuẩn, có lộ trình thực hiện, đánh giá, hồn thiện các chuẩn cho từng nhóm đối tượng, thành viên nhà trường.

1.5.2.2. Lập kế hoạch các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

Hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường là hoạt động có mục đích, có ý thức, có tính tự giác rõ ràng. Do đó, để hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường thành cơng cần có sự chuẩn bị chu đáo, tường minh thông qua việc lập kế hoạch hoạt động. Sản phẩm của việc lập kế hoạch là bản kế hoạch rõ ràng, chi tiết về mục tiêu, nội dung, cách thực hiện, lực lượng tham gia, thời gian, tiến độ dự kiến của các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cụ thể. Để việc lập kế hoạch thành công, nhà trường cần quan tâm:

- Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa nhà trường, xác định điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của thực trạng.

- Xác định và thiết lập mục tiêu các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trên cơ sở đối chiếu với sứ mệnh, viễn cảnh phát triển của nhà trường.

- Thiết lập các nội dung, các hình thức tổ chức hoạt động xây dựng VHNT cụ thể.

- Xác định các chuẩn đánh giá, đo kết quả trước, trong và sau hoạt động. - Xác định và lên phương án huy động các nguồn lực tham gia xây dựng văn hóa nhà trường phù hợp với đặc điểm, thế mạnh các lực lượng.

- Xác định các biện pháp, phương thức tiến hành hoạt động khả thi, hiệu quả.

Để nội dung kế hoạch hóa hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường đảm bảo chất lượng, cần phải căn cứ mục tiêu, phương hướng phát triển, viễn cảnh hướng tới của nhà trường, đặc điểm và trình độ văn hóa các chủ thể, điều kiện nhà trường,...

1.5.2.3. Tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

Tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường là quá trình hiện thực hóa kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường thành hiện thực. Đây là nội dung quan trọng, kết quả của hoạt động xây dựng VHNT phụ thuộc nhiều vào khâu này. Để tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường hiệu quả, nhà trường cần làm tốt mấy việc:

- Tổ chức truyền thông tốt về kế hoạch hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Đảm bảo các thành viên trong nhà trường nhận thức được mục đích hoạt động, nội dung và đích đến của các hoạt động. Từ đó đồng thuận tham gia các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường;

- Phân cơng nhiệm vụ, xác định trách nhiệm, quyền hạn của các lực lượng trong nhà trường;

- Hướng dẫn quy trình, cơ chế phối hợp trong quá trình thực thi hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường giữa các lực lượng, các đối tượng thành viên trong nhà trường.

- Triển khai các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường theo lộ trình, kế hoạch đã xây dựng.

- Huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.

1.5.2.4. Chỉ đạo hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

Chỉ đạo hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường là tác động, ảnh hướng đến thái độ, hành vi của người khác nhằm đạt tới mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh. Đó là tác động của Hiệu trưởng tới các hoạt động của GV, HS và các lực lượng tham gia xây dựng VHNT nhằm biến các yêu cầu của chuẩn mực thành nhu cầu của từng thành viên nhà trường, từ đó mỗi thành viên

tích cực , tự giác và tham gia xây dựng nhà trường theo khả năng và sự cố gắng của mình. Chỉ đạo thể hiện:

- Thực hiện quyền hướng dẫn, chỉ huy thực hiện các hoạt động xây dựng VHNT.

- Đôn đốc, động viên, kích thích nhằm tạo các động cơ xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh cho các thành viên tích cực tham gia.

- Giám sát, thúc đẩy các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường phát triển hơn.

1.5.2.5. Giám sát, đánh giá hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

Kiểm tra, giám sát giúp các thành viên với tư cách là các chủ thể tham gia xây dựng VHNT biết được thực trạng thực hiện các chuẩn mực, các nhiệm vụ của mình có phù hợp hay khơng phù hợp với mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh. Từ đó, quản lý nhà trường giúp đõ, chỉ dẫn, đồng hành hoặc có các quyết định quản lý nhằm điều chỉnh phù hợp. Để kiểm tra, giám sát hiệu quả, quản lý nhà trường phải thực hiện:

- Xác định các chuẩn kiểm tra là các chuẩn mực văn hóa, quy tắc ứng xử đã xây dựng theo định hướng giá trị chung.

- Xây dựng công cụ đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.

- Xây dựng lực lượng tham gia kiểm tra, giám sát và tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng văn hóa NT hiệu quả.

- Đối chiếu, so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu xây dựng VHNT. - Đưa ra các quyết định điều chỉnh hợp lý

Mỗi nội dung quản lý có yêu cầu và thế mạnh riêng. Công tác quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cần phối hợp hợp lý các nội dung trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)