Chỉ đạo giáo viên và các thành viên nhà trường tích cực tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 102)

3.3. Một số biện pháp quản lý xây dựng VHNT ở trƣờng TH Chu

3.3.4. Chỉ đạo giáo viên và các thành viên nhà trường tích cực tham gia

gia hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường

3.3.4.1. Mục đích

Lãnh đạo giáo viên và các thành viên nhà trường tích cực tham gia hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường là biện pháp Hiệu trưởng phát huy vai trò định hướng, dẫn dắt các thành viên nhà trường phát huy tính tích cực chủ động tham gia xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường. Qua đó, tập hợp và thống nhất định hướng hành vi, cách ứng xử của các thành viên với mục tiêu vì sự phát triển của nhà trường.

- Tăng cường sự lãnh đạo nhà trường, xây dựng bầu khơng khí cởi mở, dân chủ và nhân văn trong nhà trường.

- Thi đua hình thành và phát triển nền nếp có văn hố trong học tập và sinh hoạt.

- Giúp CBQL, GV, HS có những hành vi và thói quen có tổ chức, kỷ luật tuân theo quy chế và điều lệ nhà trường.

- Hình thành ở CB, GV và HS những tình cảm tốt đẹp đối với nhà trường.

3.3.4.2. Nội dung

- Hiệu trưởng đưa ra các quyết định liên quan đến xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường. Đinh hướng tương lai, viễn cảnh phát triển văn hóa nhà trường cho GV, HS, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

- Quán triệt thực hiện quy tắc ứng xử và quy trình tổ chức hoạt động xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường đối với GV, người lao động, tập thể học sinh và từng cá nhân học sinh.

- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn cũng như thế mạnh, ưu điểm của các thành viên, các tổ chức trong nhà trường.

- Động viên, khuyến khích các thành viên tham gia tích cực các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.

- Chỉ dẫn, đồng hành cùng các thành viên nhà trường trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.

3.3.4.3. Cách thức thực hiện

- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho các thành viên nhà trường về mục tiêu, nội dung xây dựng văn hóa nhà trường của trường tiểu học Chu Hóa. Chia sẻ với GV và các thành viên nhà trường về mục tiêu, sứ mạng của nhà trường, giúp GV và các thành viên nhà trường hình dung viễn cảnh tương lai của nhà trường.

- Tổ chức tốt hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng đầu năm cho các thành viên trong nhà trường.

- Thơng qua các văn bản chính thức của nhà trường, thơng qua các cuộc họp, sinh hoạt tập thể, thông qua các cấp quản lý trong nhà trường để quán triệt việc tăng cường quản lý nền nếp dạy và học, nâng cao chất lượng dạy và học. Quán triệt thực hiện khẩu hiệu ”chất lượng là danh dự của nhà trường”. Sử dụng các hình mẫu, các gương điển hình trong việc thực hiện tốt hoạt động xây dựng VHNT. Lãnh đạo nhà trường cần ưu tiên, đầu tư cho một hoặc một vài cá nhân, đơn vị để tạo họ thành "người tiên phong" hay "điển hình tiên tiến" của phong trào. Thơng qua các điển hình để gây ảnh hưởng đến GV và các thành viên nhà trường.

- Lãnh đạo nhà trường tiên phong, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường; Tạo uy tín và niềm tin cho các thành viên nhà trường; Tạo sự thống nhất giữa nói và làm là ảnh hưởng tích cực của CBQL đến các thành viên nhà trường.

- Tơn trọng tính sáng tạo và khuyến khích đổi mới trong phương pháp, cách thức thực hiện để các thành viên nhà trường cảm thấy thoải mái. Tạo cơ chế và điều kiện để các thành viên nhà trường có cơ hội đóng góp cho nhà trường các ý kiến, ý tưởng mới.

- Tăng cường giao quyền tự chủ cho các thành viên trong nhà trường theo thế mạnh và vị trí mà họ đang đảm nhận.

- Tổ chức phân công cụ thể trách nhiệm, quyền hạn tới từng GVcốt cán trong nhà trường, để những thành phần này phát huy hết vai trò, trách nhiệm của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng văn hố nhà trường.

- Tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt theo chuyên đề về văn hoá cho các thành viên trong nhà trường.

- Tổ chức các buổi gặp gỡ, tiếp xúc với các thành viên nhà trường, lắng nghe những chia sẻ, phản ánh của các cá nhân trong trường về các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.

- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, đồng cảm và chia sẻ với GV và các thành viên nhà trường trong công việc và cuộc sống.

-Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động nâng cao chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, những cá nhân và tập thể học sinh học tập tốt, có nhiều thành tích đóng góp cho các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường.

- Chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá nhiều chiều, nhiều lực lượng tham gia các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.

- Chỉ đạo các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của địa phương và tham gia vào các hoạt động XH của Thành phố tích cực, chủ động và sáng tạo.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng và các thành viên BGH phải là người có phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có năng lực quản lý, lãnh đạo, có tầm nhìn, có uy tín, biết tạo động lực cho các thành viên nhà trường.

- GV và các thành viên nhà trường hiểu và sẵn sàng tham gia, ủng hộ các hoạt động mà Hiệu trưởng và BGH tổ chức.

- Các thành viên trong trường thực hiện đúng, đầy đủ nội quy, quy chế nhà trường đề ra.

3.3.5. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường

3.3.5.1. Mục đích

Văn hóa nhà trường chỉ có thể xây dựng thành cơng khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong quá trình giáo dục học sinh. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình- chính quyền

và các tổ chức ở địa phương nhằm tăng cường các điều kiện cho các hoạt động, đảm bảo các hoạt động tổ chức thành công.

3.3.5.2. Nội dung và cách thực hiện

- Xây dựng kế hoạch truyền thông với những định hướng, chỉ tiêu cụ thể. Giao nhiệm vụ cho một thành viên Ban Giám hiệu chuyên trách phê duyệt nội dung và cách thức truyền thông.

Hiệu trưởng chỉ đạo Tổng Phụ trách kết hợp với các tổ, nhóm chun mơn, Ban CHỉ huy Liên đội viết bài, đưa tin, quay phim, chụp ảnh, làm clips về hoạt động trường.

Xây dựng quy định về truyền thông nội bộ, đưa ra yêu cầu về việc phát hành bản tin hàng tháng, hàng tuần cập nhật thông tin của trường.

Tổ chức họp phụ huynh, gặp gỡ các tổ chức, chính quyền địa phương để kêu gọi sự phối hợp, giúp đỡ trong các hoạt động cụ thể.

Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Nhà trường chủ động tham gia các hoạt động ở địa phương., đồng thời tổ chức nhiều hoạt động giáo dục có sự tham gia của phụ huynh và các lực lượng ở địa phương. Các hoạt động giáo dục giá trị truyền thống rất cần sự phối hợp này.

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện

- Nhà trường cần có chiến lược rõ ràng về cơng tác phụ huynh và thiết lập các mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương.

- Nhà trường đầu tư thời gian, kinh phí, trí tuệ cho các hoạt động truyền thông, xây dựng mối quan hệ.

- GV, người lao động và học sinh nhà trường hợp tác nhiệt tình trong các hoạt động truyền thơng, mở rộng mạng lưới và mức độ ảnh hưởng đến cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)