Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trường và các điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 79)

2.4. Thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trƣờng của Trƣờng

2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trường và các điều

kiện phục vụ hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trường và các điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng VHNT của Trường TH Chu Hóa, chúng tơi trưng cầu ý kiến của GV, CBQL bằng cách sử dụng câu hỏi 8, Phụ lục 4. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9: Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trƣờng và các điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng văn hóa nhà trƣờng

STT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện điểm TB Tốt BT Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Xác định các chuẩn mực ứng xử trong xây dựng mơi trường văn hóa vật chất và tinh thần trong giáo dục nhà trường

19 52,78 15 41,67 2 5,55 2,47

2 Kế hoạch hóa hoạt động xây dựng mơi trường giáo dục nhà trường

8 22,22 13 36,11 15 41,67 1,81

3

Phân công nhiệm vụ rõ ràng, xác định cơ chế phối hợp hợp lý giữa các thành viên, các tổ chức trong các hoạt động xây dựng môi trường chung

14 38,89 15 41,67 7 19,44 2,19

4 Tổ chức các buổi lễ kỷ niệm

chu đáo, trang trọng 22 61,11 14 38,89 0 - 2,61 5 Tổ chức cuộc vân động “xây dựng trường học thân thiện,

học sinh tích cực”

23 63,89 12 33,33 1 2,78 2,61 6 Xây dựng bầu khơng khí tâm lý vui tươi, phấn khởi,

yêu thương, đoàn kết

20 55,56 13 36,11 3 8,33 2,47

7

Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường

9 25,00 20 55,56 7 19,44 2,06

8

Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động xây dựng và bảo vệ môi trường giáo dục của nhà trường

11 30,56 13 36,11 12 33,33 1,97

9 Tổ chức thống nhất đồng phục, logo, khẩu hiệu, biểu ngữ, bài trí lớp học

19 52,78 16 44,44 1 2,78 2,50 10 Tổ chức thực hiện mơ hình “Trường học và cuộc sống” 22 61,11 11 30,56 3 8,33 2,53 11 Xây dựng mơ hình ”Cổng trường An tồn giao thơng”. 21 58,33 13 36,11 2 5,56 2,53 12

Tổ chức các hoạt động chăm sóc, bảo vệ môi trường lớp

13

Đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt

động dạy tốt, học tốt 14 38,89 17 47,22 5 13,89 2,25 14

Chỉ đạo giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường cho các thành viên nhà trường

20 55,56 16 44,44 0 0 2,56

15

Chỉ đạo huy động, phối hợp các nguồn lực trong xây dựng lớp học, trường học an toàn, xanh, sạch, đẹp 10 27,78 18 50,00 8 22,22 2,06 16 Động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp trong xây dựng và phát triển mơi trường văn hóa của nhà trường

14 38,89 18 50,00 4 11,11 2,28

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy, các nội dung liên quan đến hoạt động xây dựng mơi trường giáo dục của trường TH Chu Hóa được đánh giá khác nhau về mức độ thực hiện. Điểm trung bình các nội dung đánh giá dao động từ 1,81 đến 2,61 điểm. Qua các nội dung đánh giá, chúng tôi nhận thấy nhà trường đã thực hiện nhiều hoạt động để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh của nhà trường. Trong đó, chú trọng cả các hoạt động xây dựng môi trường tinh thần, khơng khí tâm lý tích cực và cả các hoạt động xây dựng môi trường vật chât, cảnh quan nhà trường. Mục tiêu xây dựng nhà trường có mơi trường thân thiện, đồn kết, hợp tác, an toàn; trường học hiện đại, xanh, sạch, đẹp là phù hợp với định hướng của ngành, với mong muốn của xã hội.

Thực tế, nhà trường đã tổ chức cho giáo viên , học sinh tham gia nhiều hoạt động xây dựng và bảo vệ mơi trường trường học . HS tồn trường định kỳ vệ sinh tự phục vụ, nhặt rác, dọn sạch lớp... vào chiểu thứ 5 hàng tuần; GV nhà trường kết hợp với Đoàn thanh niên xã Chu Hoá vệ sinh sạch đường làng, ngõ xóm khu vực quanh trường; kết hợp với đơn vị kết nghĩa Trung đoàn vận tải 652 vệ sinh sạch sẽ, phát quang hàng lang giao thông trục đường 32C đoạn qua xã Chu Hố, góp phần xây dựng nơng thơn mới của xã vào cuối năm 2017...

Nhà trường cũng tích cực tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội như: Chỉ đạo TPT Đội tổ chức cho học sinh giúp đỡ chăm sóc gia đình

thương binh, liệt sĩ, gia đình có cơng với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương; Chăm sóc, vệ sinh khu nghĩa trang liệt sỹ, khu nhà tưởng niệm Bác Hồ tại xã Chu Hố. Nhà trường đã tích cực và chủ động phối hợp với chính quyền, và Cơng an xã về quy chế phối hợp đảm bảo công tác an ninh, trật tự trường học. Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh và cho CBQL, GV, NV. Thông qua tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, bản tin, phát loa phóng thanh cho học sinh hiểu và nắm bắt được những biện pháp phòng ngừa, phòng chống tai nạn, thương tích có thể xảy ra. Quán triệt, thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về việc cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng pháo nổ.. Trang bị đủ những phương tiện phòng cháy chữa cháy theo qui định. Giáo dục, tuyên truyền mạnh mẽ trong học sinh về việc thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.

Trao đổi với BGH, chúng tôi được biết: Nhà trường đã tổ chức tốt công tác trực bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trường học và sẵn sàng phối hợp xử lý khi có vụ việc liên quan đến nhà trường; Đảm bảo vệ sinh ATTP; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm; Y tế nhà trường phối hợp với địa phương thường xuyên triển khai phòng, chống các dịch bệnh cho học sinh trong trường. Theo CBQL của trường, Năm 2016-2017, nhà trường đã bố trí, bổ sung thiết bị dạy học cho các khối lớp trị giá gần: 31.000.000 đồng; Nhà trường đã sửa chữa, bảo dưỡng, mua mới; 14 bộ bàn ghế học sinh 5 máy tính, 3 máy chiếu Projecter, 4 quạt trần, sơn cửa, làm mái tôn đường đi, thư viện ngồi trời phục vụ tốt cơng tác dạy học trị giá hơn 89 triệu đồng. Có được điều này bởi sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh và sự nỗ lực của tập thể GV nhà trường.

Nhà trường đã tạo dựng được mối liên hệ tốt đẹp từ nhiều năm với hội khuyến học cơ sở, hội cha mẹ học sinh, các đồn thể địa phương. Từ đó, tạo ra nhiều điểm thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực để đầu tư tu bổ, bổ sung CSVC. Bên cạnh đó, các cuộc vận động, mơ hình xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp có nhiều kết quả tích cực.

Đối chiếu với điều 19 – Tiêu chuẩn 3 trong quy định trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 thì cơ sở vật chất của nhà trường cịn thiếu một số tiêu

chí liên quan đến phịng học chức năng cho học sinh. Vấn đề này đã được BGH nhà trường lập tờ trình báo cáo UBND xã Chu Hoá và Phịng GD&ĐT Việt Trì để xây dựng nhà lớp học vào khoảng thời gian đầu năm học 2018 - 2019.

Một số nội dung xây dựng môi trường và điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng VHNT chưa được đánh giá cao. Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động phong phú nhưng dàn trải. Việc lập kế hoạch xây dựng môi trường lành mạnh trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Theo Hiệu trưởng nhà trường, vấn đề xây dựng và phát triển nhà trường hiện có nhiều áp lực đối với CBQL. Việc thay đổi nhanh chóng của các văn bản quản lý, kỳ vọng của phụ huynh, nhu cầu và mong muốn cao của tập thể giáo viên, sức ép giữa chỉ tiêu phấn đấu theo yêu cầu của Phòng GD&ĐT, khối lượng công việc lớn,... tạo ra những khó khăn cho quản lý. Vì vậy, các vấn đề tăng tính giám sát, tự chủ của các thành viên nhà trường đã được BGH nhận thức rất rõ nhưng chưa có điều kiện và thời gian đầu tư nghiên cứu mơ hình quản lý mới hoặc những ứng dụng hiện đại trong quản lý nhà trường. Nhà trường đã quan tâm phân cấp quản lý nhưng chỉ dừng lại ở phân quyền cho Phó hiệu trưởng, việc phân quyền xuống các tổ trưởng và tới cụ thể từng thành viên trong trường còn chưa được thực hiện đúng mức. Bởi vậy, tính tự chủ của các thành viên trong các hoạt động chung của trường đơi lúc cịn hạn chế, thụ động chờ đợi hướng dẫn của BGH.

2.4.5. Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Tiểu học Chu Hóa

Ban Giám hiệu, đứng đầu là Hiệu trưởng, có vai trị quan trọng trong quản lý các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Vai trị này thể hiện rõ trong việc chỉ đạo các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Tìm hiểu thực trạng chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường, chúng tơi xin ý kiến đánh giá của GV, CBQL bằng câu hỏi 9 - Phụ lục 4. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10: Thực trạng lãnh đạo xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở Trƣờng Tiểu học Chu Hóa

STT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện XTB Tốt BT Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Định hướng viễn cảnh, thống nhất mục tiêu xây dựng văn hóa Nhà trường 22 61,1 13 36,1 1 2,8 2,6 2 Chỉ đạo xây dựng các chuẩn mực văn hóa, các quy tắc ứng xử đáp ứng yêu cầu mới

14 38,8 12 33,3 10 27,9 2,1

3

Quán triệt thực hiện các quyết định, các quy tắc ứng xử trong xây dựng VHNT 27 75,0 7 19,4 2 5,6 2,7 4 Hướng dẫn, đồng hành cùng GV, HS, người lao động trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

20 55,6 14 38,8 2 5,6 2,5

5

Chỉ đạo phân cấp quản lý trong xây dựng VHNT, tăng cường trao quyền và cam kết tự chịu trách nhiệm của các thành viên 11 30,6 22 61,1 3 8,3 2,22 6 Thuyết phục, khích lệ GV, HS, người lao động tích cực tham gia các hoạt động xây dựng VHNT 17 47,2 16 44,5 3 8,3 2,4 7 Xây dựng chính sách và cơ chế cho các hoạt động xây dựng VHNT 19 52,7 15 41,7 2 5,6 2,5 8 CBQL gương mẫu thực thi các quy tắc ứng xử và tích cực tham gia các hoạt động xây dựng VHNT 25 69,4 11 30,6 0 0 2,7

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy:

- Các nội dung: “Định hướng viễn cảnh, thống nhất mục tiêu xây dựng văn hóa Nhà trường”; “Quán triệt thực hiện bộ quy tắc ứng xử, các chuẩn mực”; “Gương mẫu thực thi các quy tắc ứng xử và tham gia các hoạt động xây dựng VHNT” là các nội dung có sự đồng thuận cao của CB, GV khi đánh giá về công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của BGH, đứng đầu là hiệu trưởng trường Tiểu học Chu Hóa. Thực tế trong việc quản lý, BGH luôn gương mẫu đi đầu trong các quy tắc ứng xử, nhất là về vấn đề giao tiếp trong cơ quan và quy định về thời gian làm việc. Các đồng chí lãnh đạo nhà trường luôn là người đi sớm về muộn, đảm bảo hiệu quả ngày giờ công lao động. Trong các hoạt động ngồi giờ lên lớp, trực tiếp phó hiệu trưởng là người đứng ra điều hành và hướng dẫn HS. Việc thực hiện các quy tắc ứng xử trong trường cũng được BGH thường xuyên nhắc nhở trong các buổi họp định kỳ hàng tháng. Tuy nhiên, đôi khi việc nhắc nhở và quán triệt nội dung còn chưa sâu sát, dẫn tới hiện tượng một vài GV chưa chấp hành đúng nội quy và bộ quy tắc ứng xử đã đề ra. Bên cạnh đó, thói quen và tính cách của một số cá nhân trong trường cũng ảnh hưởng tới việc chấp hành các nội quy ứng xử đã đề ra, ví dụ: có thầy giáo đã lớn tuổi và nghiện thuốc, khơng thể bỏ được, nên đã vi phạm quy chế nhà trường... do những yếu tố khách quan như vậy nên việc chấp hành quy tắc ứng xử của mỗi cá nhân trong nhà trường cũng ở các mức độ khác nhau, đòi hỏi BGH phải là những người khéo léo và linh hoạt trong quản lý, hiểu và nắm bắt tính cách, hồn cảnh của các thành viên trong nhà trường.

- Về việc chỉ đạo xây dựng các chuẩn mực văn hóa, các quy tắc ứng xử: BGH vẫn sử dụng nhiều các quy tắc ứng xử từ khi thành lập trường. Hiệu trưởng đã có chỉ đạo nghiên cứu, bổ sung, phát triển bộ quy tắc ứng xử nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Trong xây dựng, hiệu trưởng chưa trưng cầu được nhiều ý kiến của GV trong trường, mà mới chỉ tham khảo trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, nên chưa phù hợp với thực tế văn hóa của nhà trường. Hiện nay, kinh tế - xã hội có sự thay đổi lớn, trong các hoạt động con người ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ kỹ thuật nhiều… Nhà trường

chưa có quy tắc ứng xử để định hướng hành vi của GV, HS, CB, Phụ huynh trong dạy và học, trong quá trình truyền tải thông tin liên quan đến nhà trường, đến các mối quan hệ trong nhà trường, trong đánh giá, thể hiện ý kiến cá nhân một cách cụ thể và hiệu quả khi sử dụng các mạng xã hội. Việc sử dụng các mạng xã hội cịn mang tính chất giải trí, BGH chưa có hướng dẫn rõ ràng về cách khai thác những tiện ích từ mạng xã hội, bởi vậy việc truy cập lên các trang mạng cịn chưa thật sự hữu ích trong việc xây dựng VH thơng tin, góp phần xây dựng VHNT.

- Nội dung “Hướng dẫn, đồng hành cùng GV, HS, người lao động trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường”: BGH là người tham gia, chỉ đạo trực tiếp trong các hoạt động. Hiệu trưởng đã phân công cụ thể từng nhiệm vụ về chuyên môn, hoạt động ngoài giờ lên lớp, đoàn thể cho các phó hiệu trưởng, đảm bảo mỗi người một mảng công việc, không ai bị nhiệm vụ chồng chéo lên nhau. Tuy nhiên, hiệu quả của việc hướng dẫn, đồng hành cùng GV, HS, người lao động trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của BGH chưa đạt hiệu quả cao, bởi thời gian giành cho các hoạt động này của BGH chưa nhiều, một số GV khi làm việc cùng cán bộ quản lý có tâm lý e ngại, sợ vượt mặt thủ trưởng... nên chưa dám phát huy hết vai trò và năng lực của mình. Bên cạnh đó, kinh phí cấp cho các hoạt động bề nổi của nhà trường còn hạn hẹp nên các phong trào chưa được tổ chức với quy mơ lớn. Mặt khác, đơi lúc BGH vì nhiều cơng việc và phải xử lý công văn gửi cấp trên nên việc hướng dẫn, chỉ đạo trong các phong trào chưa được thường xuyên và sát sao.

- Về việc xây dựng chính sách và cơ chế cho các hoạt động VHNT: BGH nhà trường đã quan tâm nhưng chưa đổi mới sáng tạo. Thực tế, các chính sách và cơ chế đang được thực thi cho cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học Chu Hóa là: Chính sách ưu đãi với các em HS có hồn cảnh khó khăn, trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”, nhà trường miễn toàn bộ các loại quỹ thỏa thuận cho các em HS có hồn cảnh đặc biệt khó khăn ở các khối lớp; Chính sách tăng tiền thừa giờ cho GV có HS đạt giải HS năng khiếu các cấp; Nhà trường có chế độ khen thưởng đột xuất cho GV, HS lập thành tích xuất sắc trong các đợt thi đua của thành phố, tỉnh và Quốc gia... Tuy nhiên, các chính sách này đã được

thực hiện nhiều năm mà chưa được bổ sung, cải tiến theo hướng đổi mới, các bộ quy chế đã tương đối lâu và khơng cịn phù hợp với năm học hiện tại, đặc biệt là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)