TH Chu Hóa, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Tiểu học Chu Hóa được đề xuất nhằm tạo mơi trường thuận lợi, nâng
cao chất lượng các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Để đạt được mục tiêu đó, các biện pháp đề xuất phải dựa trên cơ sở phân tích thực tiễn và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của Trường Tiểu học Chu Hóa. Đồng thời, các biện pháp đề xuất phải khả thi, phù hợp và có thể triển khai hiệu quả trong thực tiễn xây dựng và phát triển của nhà trường, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của nhà trường, đặc điểm giáo viên, học sinh; phù hợp truyền thống và năng lực thực hiện các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của các lực lượng có liên quan.
3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa
Ngun tắc này địi hỏi các biện pháp đề xuất phát huy được những giá trị nhân văn, có sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp nhà trường đã xây dựng được, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường và những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, địa phương và xã hội. Đồng thời phải đảm bảo tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các giá trị mới tốt đẹp được nảy sinh, phát triển, thăng hoa; đảm bảo hệ thống giá trị được kế thừa và phát triển ở đối tượng giáo dục. Biện pháp đưa ra phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chung về quản lý giáo dục, các nội dung quản lý văn hóa nhà trường; căn cứ vào giá trị đặc trưng của nhà trường và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, vào định hướng phát triển của nhà trường trong thời gian tiếp theo.
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Các biện pháp quản lý đề xuất phải gắn liền và đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng VHNT đã xác định, qua đó thực hiện có hiệu quả mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Các biện pháp đề xuất phải góp phần tích cực, phục vụ hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng GD của NT. Lãnh đạo nhà trường cần thực hiện mục tiêu đào tạo và giáo dục toàn diện những phẩm chất, năng lực cho học sinh: coi trọng chất lượng giáo dục nhân cách người học sinh với nét đặc trưng là tác phong nhanh nhẹn, có năng lực giao tiếp với thầy cơ, bạn bè, có năng lực giải quyết vấn đề tốt trước những khó khăn thường gặp ở lứa tuổi tiểu học.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của các lực lượng trong nhà trường trong nhà trường
Có thể nói rằng, yếu tố đặc biệt quan trọng trong xây dựng văn hoá là con người. Với mỗi nhà trường đều có những con người đại diện cho những hiện thực mang bản sắc riêng của ngơi trường đó. Hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường chỉ có chất lượng và hiệu quả nếu có sự thống nhất và tích cực tham gia của các lực lượng trong nhà trường. Các biện pháp đề xuất chỉ được hiện thực hóa nếu được giáo viên, học sinh và các lực lượng trong trường tích cực, chủ động tham gia. Vì vậy, các biện pháp đề xuất cần tập trung phát huy vai trị tích cực, chủ động của giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Bên cạnh đó, việc huy động các lực lượng bên ngồi xã hội cùng chung tay xây dựng VHNT là quan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học ở VIệt Nam hiện nay.