Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa giảng dạy của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 70)

2.4. Thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trƣờng của Trƣờng

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa giảng dạy của

Trường TH Chu Hố

Văn hóa giảng dạy là nội dung quan trọng trong xây dựng văn hóa nhà trường. Hình ảnh người GV là tấm gương phản chiếu VH nhà trường, văn hóa của tập thể sư phạm. Tìm hiểu thực trạng xây dựng VH giảng dạy, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của GV, CBQL bằng câu hỏi 7- Phụ lục 4. Bằng cách cho điểm với các ý kiến trả lời (tốt: 3 điểm, bình thường: 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm), tính điểm trung bình cho từng nội dung, Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.8: Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa giảng dạy của Trƣờng Tiểu học Chu Hóa

STT Hoạt động

Mức độ thực hiện

XTB

Tốt TB Chƣa tốt

SL % SL % SL %

1 Xác định các chuẩn mực văn hóa

giảng dạy nhà trường theo đuổi 22 61,11 12 33,33 2 5,56 2,56 2 Lập kế hoạch xây dựng VHGD

cho đội ngũ GV nhà trường 13 36,11 14 38,89 9 25,00 2,11 3

Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả trong các hoạt động xây dựng VHGD của nhà trường

9 38,90 16 44,44 11 30,56 1,94

4 Phân công công việc hợp lý,

khoa học 11 30,56 15 41,67 10 27,77 2,03 5

Tổ chức truyền thông quy chế giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo

25 69,44 11 30,56 0 - 2,69

6 Tổ chức thực hiện chương trình

dạy học và giáo dục nghiêm túc 22 61.11 13 36,11 1 2,78 2,58

6

Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống của Nhà trường; thực hiện khẩu hiệu “Chất lượng là danh dự của Nhà trường”

20 55,56 16 44,44 0 - 2,56

7

Hưởng ứng và tổ chức các cuộc vận động, thi đua của ngành nhằm giáo dục đạo đức nhà giáo

17 47,22 16 44,44 3 8,33 2,33

8 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn

theo hướng đổi mới và sáng tạo 9 25,00 16 44,44 11 30,56 1,94 9 Tổ chức và cử GV tham gia thi

giáo viên dạy giỏi các cấp 18 50,00 15 41,67 3 8,33 2,42 10 Xây dựng tập thể sư phạm đoàn

kết, chia sẻ 14 38,89 14 38,89 8 22,22 2,06 11

Động viên, khuyến khích giáo viên tích cực tự học, đổi mới PPDH, không ngừng nâng cao chất lượng dạy học

12 33,33 11 30,56 13 36,11 1,97

12 Kiên quyết đấu tranh với các biểu

13 Có chính sách khen thưởng, vinh

danh nhà giáo tiêu biểu 13 36,11 16 44,44 7 19,44 1,81 14

Khuyến khích GV tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng văn hóa NT

7 19,44 11 30,56 18 50,00 1,69

15

Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo viên thường xuyên, nghiêm túc, khoa học

15 41,67 13 36,11 8 22,22 2,19

16 Chỉ đạo GV thực hiện đánh giá và

tự đánh giá nghiêm túc 16 44,44 7 19,44 13 36,11 2,08

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy, các nội dung liên quan đến văn hóa giảng dạy của GV được đánh giá ở các mức độ khác nhau. Điểm đánh giá dao động từ 1,81 đến 2,69 điểm.

+ Tìm hiểu về giá trị văn hóa giảng dạy Nhà trường mong đợi, chúng tơi nghiên cứu quy chế giáo viên. Qua đó, chúng tơi nhận thấy, các giá trị văn hóa giảng dạy nhà trường theo đuổi phù hợp với các giá trị văn hóa mà cộng đồng, ngành mong đợi. ĐIều này thể hiện sự phù hợp của quy chế giáo viên với quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm, những điều giáo viên không được làm quy định trong Luật giáo dục và Điều lệ trường tiểu học mới nhất (Thông tư hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 Ban hành Điều lệ trường tiểu học). Các giá trị văn hóa giảng dạy được đề cập đến là: u q, tơn trọng và ln vì sự phát triển của người học; Nghiêm túc, đúng quy chế; Chất lượng; Tích cực, chủ động đổi mới PPDH; Sáng tạo; Công bằng; Phát triển liên tục nghề nghiệp;... Đối chiếu với yêu cầu, tiêu chí của Trường tiểu học đạt chuẩn cấp độ 2 cho thấy tính phù hợp các giá trị văn hóa giảng dạy của Trường với định hướng của ngành và yêu cầu xây dựng VHNT trong thời kỳ đổi mới tại trường TH Chu Hóa.

+ Lập kế hoạch xây dựng văn hóa giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trường: là nội dung chưa được GV, CBQL đánh giá cao về mức độ thực hiện. Thực tế, BGH đã chú ý, thực hiện bằng cách lồng ghép vào Kế hoạch hoạt động chung của nhà trường đầu năm học. Nghiên cứu Kế hoạch hoạt động

của Nhà trường trong năm học 2015-2016 và 2016-2017, chúng tôi nhận thấy các nội dung liên quan đã trình bày tên, mục đích, thời gian tiến hành hoạt động nhưng chưa thể hiện rõ lực lượng tham gia, vai trò, trách nhiệm của các thành viên nhà trường, chưa thể hiện rõ tiêu chí đánh giá từng nội dung cụ thể liên quan đến các nội dung hoạt động.

+ Cơ chế phối hợp trong tổ chức hoạt động xây dựng văn hóa giảng dạy (XTB= 1,94 điểm): Trao đổi với BGH, chúng tôi được biết BGH tổ chức phối hợp giữa các lực lượng, các thành viên nhà trường chủ yếu dựa vào chức năng, nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường. Trong đó, BGH phụ trách chung, tổ trưởng chuyên môn là các đầu mối, GV là chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động. Về việc phân định trách nhiệm, vai trò của GV rất rõ ràng nhưng việc xác định vai trò, trách nhiệm của tổ chức cơng đồn, Chi đồn giáo viên,... chưa được nhấn mạnh trong quá trình thực hiện.

+ Khâu tổ chức truyền thông về quy chế giáo viên được nhà trường quan tâm. Quy chế giáo viên đã đươc phổ biến rộng rãi đến tập thể giáo viên của trường. Quy chế được in và treo tại phòng Hội đồng nhà trường. Ban Giám hiệu thường nhắc nhở GV trước mỗi nhiệm vụ, cơng việc có liên quan.

+ Về công tác tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống của nhà trường, thực hiện khẩu hiệu “Chất lượng là danh dự của Nhà trường”. Hoạt động này được quan tâm, nhắc đến trong các lễ kỷ niệm, trong các hình ảnh tại phịng truyền thống, Phịng Hội đồng, các hướng dẫn đánh giá, kiểm tra kết quả học tập và giáo dục học sinh. Nội dung này được truyền đạt tới GV thông qua các cuộc họp định kỳ của nhà trường. Nhà trường rất đề cao chất lượng dạy và học thực sự, phát huy vai trò chủ thể HS làm trung tâm, chất lượng bài kiểm tra cuối năm của HS và các bài thi Olympic các cấp là tiêu chí đánh giá cho chất lượng của nhà trường. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số GV, việc áp dụng khẩu hiệu này với một số GV cịn máy móc.

+ Giáo dục văn hóa giảng dạy cho giáo viên thơng qua tổ chức các cuộc vận động. Đây là nội dung được đánh giá cao về tính thường xuyên. Trong hai năm, Nhà trường tổ chức nhiều cuộc vận động như: Vận động thực hiện khẩu

hiệu: “Tất cả vì học sinh thân yêu”, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”... Thực tế các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành GD luôn được hiệu trưởng quan tâm và tuyên truyền tới các thành viên trong trường qua kế hoạch và qua các buổi họp hội đồng sư phạm hàng tháng.

+ Sinh hoạt chuyên môn được tổ chức 02 lần/ 1 tháng. Hoạt động này diễn ra thường kỳ theo quy định của PGD&ĐT Việt Trì và quy định của nhà trường. Các buổi sinh hoạt thường là tổ chức các chuyên đề, dự giờ thăm lớp theo đơn vị tổ chuyên môn. Định kỳ 3 lần/ 1 năm sinh hoạt chuyên môn cụm liên trường. Hoạt động này được các GV khá coi trọng nhưng đơi lúc chưa tích cực tham gia vì hình thức sinh hoạt chun mơn chưa được đổi mới, cịn mang tính truyền thống đọc chép quá nhiều. Việc thay đổi hình thức sinh hoạt chun mơn có khó khăn vì một số GV cịn ngại thay đổi, tư duy chưa thực sự đổi mới. Thực tế, trong quá trình tham gia dạy học theo mơ hình VNEN, GV gặp nhiều khó khăn, nhưng trong các buổi sinh hoạt chuyên môn lại ngại chia sẻ, đưa ra bàn bạc, tìm cách giải quyết. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý của nhà trường đôi lúc cịn chưa thực sự mở, cịn mang tính hình thức truyền thống nhiều hơn là hiện đại.

+ Về việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi: Hoạt động này được nhà trường thực hiện tương đối tốt và bài bản. Hàng năm, khoảng tháng 10, nhà trường đều tổ chức kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, đây là phong trào hưởng ứng chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Nhà trường tổ chức thi năng lực trên giấy và thi thực hành giảng dạy cho GV toàn trường, cuộc thi này được GV hưởng ứng và cố gắng tham gia. Tuy nhiên, việc thay đổi hình thức thi và đánh giá GV cịn chưa được nhiều, việc thi và đánh giá vẫn tiến hành theo khuôn mẫu được truyền tải qua các năm. Việc coi thi đơi lúc chưa được nghiêm túc, vẫn cịn có hiện tượng để một vài GV xem tài liệu, nguyên nhân là do BGH còn cả nể, chưa dám làm chặt, làm nghiêm với một số GV, đặc biệt là GV đã có tuổi trong nhà trường.

+ Động viên, khuyến khích GV tự học và sáng tạo, đổi mới PPDH: Hiện nay nhà trường tham gia triển khai mơ hình trường học mới VNEN, nhiều GV chưa làm tốt việc giáo dục HS học theo nhóm, tính sáng tạo trong mỗi bài giảng còn thấp.

Việc động viên khích lệ CBQL, GV tự học và sáng tạo có được nhà trường đề ra trong kế hoạch nhưng thực chất chưa được áp dụng ra thực tế nhiều. Việc động viên GV, đặc biệt là GV trẻ mới vào nghề phát huy sức trẻ, sức sáng tạo trong giảng dạy chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, việc cấp kinh phí cho các hoạt động phong trào của nhà trường còn chậm, còn hạn chế, bởi vậy một số GV chưa thật sự tích cực tự học, tự nâng cao trình độ. Đây là một khó khăn với nhà trường vì kinh phí ít, trường khơng thu bất kỳ một khoản nào thêm phục vụ cho hoạt động học và sáng tạo của GV. Bên cạnh đó, một số ý kiến đưa ra mang tính chất đột phá và sáng tạo quá cao, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nên cũng chưa được CBQL và GV trong trường ủng hộ.

+ Về công tác đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực và công tác kiểm tra, đánh giá GV: Nhà trường có kế hoạch kiểm tra chuyên đề và kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo hàng năm theo quy định. Tuy nhiên, việc kiểm tra đơi lúc cịn mang tình hình thức, kiểm tra hồ sơ cịn sơ sài. Đặc biệt, trong năm học 2015 – 2016, nhà trường đã được kiểm định đánh giá ngoài đạt mức độ 3, bởi vậy GV có phần lơi là về hồ sơ sổ sách. Phỏng vấn BGH, chúng tôi được biết, công tác kiểm tra, đánh giá GV còn một số hạn chế như: việc kiểm tra một số GV đã có tuổi sắp về hưu và GV sắp nghỉ chế độ thai sản của nhà trường cịn chưa thật sự nghiêm khắc, đơi lúc cịn cả nể do sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ và tâm lý của GV; Một số GV cịn có hiện tượng xin điểm, chữa điểm để nâng cao chất lượng HS, làm đẹp hồ sơ HS.

Tìm hiểu về cơng tác giám sát, đánh giá giáo viên của Nhà trường, chúng tôi xác định Nhà trường chưa triển khai được các hình thức huy động GV tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng VHNT; một số tiêu chí, chuẩn đánh giá giáo viên khơng cịn phù hợp với nhà trường vì đã q lâu

và khơng phù hợp với thực tế nhà trường. Ví dụ: Chuẩn đánh giá thầy dạy tốt của nhà trường là: thầy dạy đủ số tiết, dạy hết nội dung bài học trong giờ, khơng đánh mắng học trị. Với chuẩn trị học tốt là: trò học hết nội dung trong tiết học, khơng nói chuyện trong giờ, lễ phép với thầy cô. Tuy nhiên, các chuẩn đánh giá này quá sơ sài so với chuẩn người thầy và người trò trong giáo dục hiện đại. Ngày này, người thầy không những dạy tốt mà cịn đóng vai trị như một người bạn cùng chia sẻ với học sinh qua kỹ năng giao tiếp, người trò không chỉ ngồi học ngoan trong lớp mà cần phải có kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tự giải quyết vấn đề phát sinh trong giờ học. Tiêu chí đánh giá giáo viên ở nội dung như tham gia các hoạt động chung; ý thức tự học, sáng tạo; xây dựng đồn kết nội bộ; ... chưa rõ ràng. Cơng tác kiểm tra, đánh giá chủ yếu do BGH và Tổ trưởng chuyên môn thống nhất. Do vậy, một số giáo viên cịn có những băn khoăn, suy nghĩ chưa thực sự tích cực về tính cơng bằng,, khách quan về kết quả đánh giáo viên.

+ Vấn đề xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, chia sẻ đã được quan tâm nhưng chưa thật sự hiệu quả. Cơng đồn nhà trường chưa tổ chức được các cuộc họp cơng đồn thường xun để GV được chia sẻ tâm tư, tình cảm của mình. Nhà trường cịn hiện tượng GV để ý và nói xấu nhau, ghen tị với nhau... Nhà trường đã tổ chức các buổi hội thảo, hoạt động ngoại khoá để xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, tuy nhiên các hoạt động này chưa nhiều, do thời gian và kinh phí tổ chức các hoạt động cịn ít, giáo viên chưa tích cực tham gia.

+ Khen thưởng, vinh danh GV có thành tích cao chưa được quan tâm đúng mức. Cụ thể: Việc khen thưởng và vinh danh GV có thành tích cao cuối năm cịn chưa được thực hiện cơng bằng. Phần lớn các khen thưởng cao thuộc về CBQL khiến một bộ phận GV hài lòng, tâm tư. Một trong những nguyên nhân là do chỉ tiêu khen thưởng hạn chế. Việc đưa các cá nhân ra bình bầu danh hiệu Chiến sỹ thi đua phần nhiều là CBQL, khơng có hoặc có rất ít GV được xem xét, bình bầu. Do vậy, nhà trường cần có một cơ chế thích hợp cho

việc bình bầu và tơn vinh GVcuối năm, đảm bảo khen đúng người đúng việc, tạo động lực để GV hăng say giảng dạy.

Tóm lại, nghiên cứu công tác quản lý hoạt động xây dựng văn hóa giảng dạy ở trường Tiểu học Chu Hóa, chúng tơi xác định: BGH đã ý thức được tầm quan trọng của VHGD trong xây dựng trường học lành mạnh; đã xác định được các chuẩn mực cơ bản định hướng cho GV; đã quan tâm, đầu tư thời gian và điều kiện nhất định; đã có kế hoạch liên quan đến phát triển VHGD; đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng; tạo điều kiện, môi trường cho GV phát triển chuyên môn, phẩm chất, yêu nghề, yêu học sinh. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý xây dựng VHGD cịn có một số hạn chế như: Kế hoạch hoạt động còn thiếu chi tiết, cụ thể; cơ chế phối hợp và phân định trách nhiệm cho từng nội dung hoạt động còn chưa rõ ràng; Chính sách động viên, khuyến khích GV nâng cao trình độ, sáng tạo, đổi mới PPDH còn chưa đủ mạnh, chưa tạo được động lực thúc đẩy tất cả các GV tham gia tích cực; Chưa có hình thức huy động GV tham gia giám sát hoạt động xây dựng VHGD; Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên đôi lúc chưa cụ thể và phù hợp với năng lực của từng người, điều này dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao. Nguyên nhân do hiệu trưởng mới chỉ quan tâm, giao việc tới đội ngũ cốt cán trong trường, vì vậy nên chưa nắm bắt được hết sở trường, sở đoản của từng GV trong trường; các chính sách động viên, khuyến khích GV chưa hiệu quả; Một số hoạt động, các chuẩn kiểm tra, đánh giá chưa rõ ràng, cịn hình thức. Những hạn chế trên cần được BGH nghiên cứu và tìm kiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)