Tổ chức giám sát, đánh giá thường xuyên các hoạt động xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 104)

3.3. Một số biện pháp quản lý xây dựng VHNT ở trƣờng TH Chu

3.3.6. Tổ chức giám sát, đánh giá thường xuyên các hoạt động xây dựng

dựng văn hóa nhà trường

3.3.6.1. Mục đích

Tổ chức giám sát, đánh giá thường xuyên các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường nhằm nắm được tiến độ các hoạt động, kịp thời phát hiện

những ưu điểm để động viên, phát huy; những tồn tại để sửa chữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

3.3.6.2. Nội dung

- Giám sát, đánh giá việc chấp hành nội quy, quy chế của GV, người lao động, của học sinh nhà trường.

- Giám sát, đánh giá hoạt động phối hợp của các lực lượng trong nhà trường, giữa nhà trường với các tổ chức, lực lượng ngoài trường.

- Giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách động viên, khuyến khích GV, HS, các tổ chức, các nhân trong và ngoài trường tham gia xây dựng văn hóa nhà trường.

3.3.6.3. Cách thức thực hiện

- Lập kế hoạch giám sát, đánh giá các hoạt động của nhà trường.

- Thống nhất các nội dung giám sát, tiêu chuẩn, tiêu chí trong đánh giá. Tổ chức tư vấn, tập huấn kỹ năng, kỹ thuật kiểm tra, giám sát, đánh giá cho các thành viên nhà trường.

- Chỉ đạo hàng tháng, GVCN báo cáo về tình hình HS trong lớp về các mặt học tập, rèn luyện bằng văn bản và gửi về PHT phụ trách các tổ khối vào cuối tháng PHT sẽ tổng hợp, báo cáo bằng văn bản gửi lên Hiệu trưởng và lưu văn thư.

- Chỉ đạo lập kế hoạch, tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác xây dựng VHNT đối với GV, NV, HS trong nhà trường theo tháng và đề ra phương hướng trong tháng tới.

- Phân công nhiệm vụ và thống nhất cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong BGH, Đoàn TN, Ban chỉ huy liên đội, CHủ tịch hội đồng tự quản và các tổ trưởng chuyên môn để giám sát, báo cáo, đánh giá thường xuyên các hoạt động xây dựng VHNT.

- Công khai kết quả giám sát, kiểm tra. Tổ chức rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng hành động hiệu quả, phù hợp hơn dựa trên kết quả giám sát, đánh giá thường kỳ.

3.3.6.4. Điều kiện thực hiện

- Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và là những người có nhiệt huyết với cơng việc, cần có tầm nhìn chiến lược, linh động trong các phong trào học tập và rèn luyện.

- Cán bộ quản lý phải kiểm tra sát sao từng bộ phận được phân công như trong kế hoạch, tránh tình trạng chỉ kiểm tra trên giấy tờ.

- Đội ngũ giáo viên, tập thể học sinh, các tổ chức đoàn thể trong trường phát huy tinh thần trách nhiệm vì sự phát triển của Nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)