Nhận thức của GV, CBQL về mục tiêu và nội dung xây dựng văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 57)

2.4. Thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trƣờng của Trƣờng

2.4.1. Nhận thức của GV, CBQL về mục tiêu và nội dung xây dựng văn

văn hóa nhà trường của Trường Tiểu học Chu Hóa hiện nay

Trường Tiểu học Chu Hóa là trường chuẩn cấp độ 1 từ năm 2003. Nghị quyết phiên họp giữa BGH, BCH cơng đồn, Đồn TNCS Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 8 năm 2014 đã xác định rõ: “Trường Tiểu học Chu Hóa quyết tâm duy trì những giá trị văn hóa mà nhà trường đã đạt được, xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, đồng thời phấn đấu trở thành trường chuẩn cấp độ 2....” [Kế hoạch nhiệm vụ năm học trường TH Chu Hoá năm 2014 - 2015.]

Khảo sát thơng tin từ phía GV, CBQL, chúng tơi nhận thấy: có 15/36 (41,67%) phát biểu đúng về mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường mà Trường TH Chu Hóa đang thực hiện; Có 19/36 (52,8 %) GV chưa phát biểu đúng, đầy đủ ; 4/36 (11,11%) không trả lời về mục tiêu xây dựng VHNT của nhà trường. Nghiên cứu Kế hoạch hoạt động năm học 2015 - 2016 và 2016 -2017 chúng tơi nhận thấy mục tiêu phát triển văn hóa nhà trường đã được xác định rõ. Theo ý kiến của BGH, mục tiêu trên đã được phổ biến trong các cuộc họp đầu năm. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn một số GV chưa trả lời đúng, đầy đủ về mục tiêu xây dựng VHNT của Trường TH Chu Hóa. Điều này cho thấy, BGH nhà trường cần quan tâm để nghiên cứu thêm các phương pháp tuyên truyền, phổ biến mục tiêu xây dựng VHNT của nhà trường cho tập thể sư phạm. GV nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu xây dựng VHNT có thể sẽ tạo ra những khó khăn nhất định khi huy động các thầy cơ tham gia xây dựng VHNT.

Tìm hiểu nhận thức của GV về các nội dung cần quan tâm xây dựng VHNT của trường TH Chu Hóa hiện nay, chúng tôi xin ý kiến của GV, CBQL bằng cách sử dụng câu hỏi 5 - Phụ lục 4. Bằng cách cho điểm với các ý kiến trả lời (Rất cần thiết: 3 điểm, Cần thiết: 2 điểm, Không cần thiết: 1 điểm), tính điểm trung bình cho từng nội dung, Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6: Nhận thức của GV, CBQL về nội dung xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở Trƣờng Tiểu học Chu Hóa

STT Nội dung Ý kiến đánh giá XTB Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Chƣa cần thiết SL % SL % SL %

1 Xây dựng văn hóa

giảng dạy 27 75,00 9 25,00 0 - 2,75 2

2 Xây dựng văn hóa học tập 28 77,78 8 22,22 0 - 2,78 1 3 Văn hóa giao tiếp, ứng xử 20 55,56 16 44,44 0 - 2,56 3 4 Văn hóa kiểm tra, đánh giá 21 58,33 12 33,33 3 8,33 2,50 5 5 Văn hóa quản lý 11 30,56 18 50,00 7 19,44 2,11 6 6 Xây dựng môi trường,

cảnh quan sư phạm 20 55,56 16 44,44 0 - 2,56 3

7 Các nội dung khác 0 - 0 - 0 -

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy: điểm trung bình ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết của các nội dung xây dựng VHNT của GV, CBQL dao động từ 2.11điểm đến 2,78 điểm. Trong đó, có sự đồng thuận cao trong đánh giá tính cần thiết của các nội dung: xây dựng văn hóa giảng dạy (2,75 điểm), văn hóa học tập (2,78 điểm); văn hóa giao tiếp, ứng xử (2,56 điểm); xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm (2,56 điểm); nội dung xây dựng văn hóa quản lý có điểm thấp nhất (2,11 điểm). Như vậy, hầu hết các nội dung xây dựng VHNT đã được GV, CBQL nhận thức tốt về mức độ cần thiết. Điều đó thể hiện các thành viên của tập thể sư phạm đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường. Văn hóa nhà trường lành mạnh là tổ hợp của những giá trị tốt đẹp trên các mặt hoạt động mà nhà trường đạt được. Văn hóa nhà trường không thể phát triển bền vững nếu khơng có được cơ chế quản lý tốt, văn hóa quản lý lành mạnh. Vì vậy, BGH cần có sự tuyên truyền, tiếp tục tác động tạo sự thay đổi theo hướng tích cực trong nhận thức của GV, các thành viên nhà trường về nội dung xây dựng văn hóa nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học chu hoá, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)