Nội dung quản lý hoạt động CS&ND trẻ ở trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 29 - 33)

1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc và ni dƣỡng trẻ ở trƣờng mầm non

1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động CS&ND trẻ ở trường mầm non

Trong bối cảnh hiện nay, việc quản lý hoạt động CS&ND nhằm tái cấu trúc lại chính mình để thích nghi và phát triển, dựa trên cơ sở phát huy nguồn lực nội sinh và nguồn lực ngoại sinh là vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi nhà trường. Vấn đề mấu chốt trong quản lý hoạt động CS&ND là loại bỏ, hạn chế các yếu tố tiêu cực đồng thời xây dựng, ni dưỡng những u tố

tích cực để tổ chức các hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao. Quản lý hoạt động CS&ND là một nội dung quan trọng mà mỗi CBQL phải thực hiện gắn với mục đích đạt được hiệu quả trong quản lý nhà trường. Vì vậy, quản lý hoạt động CS&ND ở trường mầm non vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của mỗi thành viên trong nhà trường hướng đến.

1.4.3.1. Lập kế hoạch chăm sóc và ni dưỡng trẻ

Lập kế hoạch được xem như phương pháp chuẩn bị trước để thực hiện một công việc. Bản kế hoạch này cho thấy công việc phải làm gì và làm như thế nào, thời gian và ai là người thực hiện, kết quả dự kiến đạt được là gì.... Phát triển nhà trường theo đúng mục tiêu là nhiệm vụ của người quản lý trong quá trình lập kế hoạch. CBQL có nhiệm vụ phải xác lập được mục tiêu chung phát triển của nhà trường trên cơ sở định hướng đến việc phát triển tồn diện cho trẻ, nhằm hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách, thích ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới. Như vậy nhiệm vụ của người QL trước hết phải đảm bảo chất lượng CS&ND trẻ theo mục tiêu đào tạo.

Nâng cao chất lượng CS&ND trẻ phải là nhiệm vụ trọng tâm của người QL. Nhiệm vụ của người QL phải đảm bảo và duy trì số lượng trẻ đến trường. Mỗi quyết định của QL phải dựa trên kế hoạch và mục tiêu toàn diện của nhà trường, hay có thể nói kế hoạch là cơ sở cho mọi quyết định của. Kế hoạch là công cụ theo suốt quá trình quản lý của QL từ khi phát triển nhiệm vụ đến khi tổng kết đánh giá thực hiện công tác. Để thực hiện kế hoạch nhà trường, người quản lý phải thường xuyên trao đổi về mục tiêu, chương trình, kế hoạch, tiến trình của kế hoạch, xin ý kiến phê duyệt của cấp trên, tập thể sư phạm, CMT học sinh. Người QL không đơn độc ra quyết định, vì một trong số các kỹ năng quản lý, là kỹ năng thu thập thông tin và lắng nghe ý kiến của người khác.

1.4.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc và ni dưỡng trẻ

Tổ chức là sự sắp xếp các yếu tố, phối hợp và liên kết các hoạt động để các bộ phận hỗ trợ lẫn nhau góp phần đạt đến mục đích đề ra. Q trình này thực hiện sau việc lập kế hoạch và địi hỏi có sự phối hợp của các lực lượng trong nhà trường: nhân lực, vật lực, tài lực để hoàn thành mục tiêu của nhà trường.

Tổ chức là cụ thể hố kế hoạch thành những cơng tác mà nhà trường phải thực hiện. Trong quá trình tổ chức, người QL phải trao quyền cho mọi bộ phận trong nhà trường cùng thực hiện nhiệm vụ, cịn mình đóng vai trị chỉ huy để đưa những hoạt động trong nhà trường đạt đến mục tiêu đề ra.

Nhiệm vụ của QL là xây dựng tập thể sư phạm nhà trường vững mạnh đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng CS&ND và GD trẻ, đồng bộ về cơ cấu, và không ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy trong q trình phân cơng, Hiệu trưởng phải đánh giá theo mục tiêu đối với năng lực, thành quả của đội ngũ GV cũng như giao nhiệm vụ cho từng NV để thực hiện mục tiêu của nhà trường. Các hoạt động CS&ND trẻ có chất lượng ln đi cùng với đội ngũ GV, nhân viên nhà trường đạt chuẩn và phát triển về chất lượng. Đội ngũ GV, NV nhà trường có trách nhiệm rất lớn đối với trẻ, đối với gia đình và XH trong việc đem lại những điều tốt nhất cho trẻ. Nhà quản lý phải định hướng, tư vấn, hỗ trợ phát triển và đánh giá GV, NV đúng thời điểm. Đây là cơng tác địi hỏi thời gian, cơng sức và chi phí. Một khi đội ngũ nhân sự đã ổn định người QL phải hỗ trợ để họ tiếp tục phát triển chun mơn sâu của mình.

Người QL phải xây dựng mối quan hệ thân thiện với tập thể GV, NV và đối tượng có quan hệ khác trong cơng tác. Kỹ năng truyền thông giữa những cá nhân với nhau rất thiết yếu đối với người QL với GV, NV. Người QL là người có trách nhiệm đánh giá theo mục tiêu công tác đối với GV, NV về các công việc họ thực hiện và trao đổi nhận xét ưu, khuyết điểm cho họ. Đánh giá cá nhân trong suốt thời gian làm việc sẽ giúp cho họ điều chỉnh ngay những sai sót và nên đánh giá từng cá nhân trong tập thể nhà trường đều đặn. Người QL cần có kế hoạch tạo động lực trong việc phát triển đội ngũ GV, NV phải giúp đội ngũ GV, NV nhận thức được vai trò quan trọng trong q trình phát triển trẻ, khích lệ họ bền bỉ trong công việc và tự rèn luyện để phát triển.

Tổ chức các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêu GD, tổ chức các hoạt động CS&ND trẻ trong nhà trường đòi hỏi người người QL phải từng bước sắp xếp và hoàn thiện việc trang bị CSVC đúng chuẩn, hướng đến bảo quản, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho các hoạt động CS&ND trẻ trong nhà trường.

Tổ chức, sử dụng nguồn tài chính đúng theo quy chế, tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý sẽ giúp nâng cao phát triển chất lượng các hoạt động CS&GD trẻ trong nhà trường.

1.4.3.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ

Chỉ đạo là quá trình hướng dẫn và ảnh hưởng đến người khác bằng sự gương mẫu, tài năng, thông tin, kỹ năng tác động lẫn nhau.

Trong quá trình chỉ đạo, người QL phải biết tiên liệu mọi hoạt động phát triển trong tương lai theo mục tiêu của nhà trường, phải có những hiểu biết tổng hợp về chun mơn, có các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường với các cấp lãnh đạo cũng như chính quyền địa phương phải tham mưu cho lãnh đạo, tăng cường kết hợp với các lực lượng XH để làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục mầm non. Nhà QL phải biết dự báo quy hoạch, kế hoạch phát triển của nhà trường, biết cụ thể hố các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của cấp trên vào tình hình thực tế của trường, đưa ra những quyết sách hợp lý cho sự phát triển của nhà trường và tổ chức thực hiện hiệu quả.

Người QL phải có tinh thần cầu tiến, cập nhật thông tin để cải tổ nhà trường theo hướng mới, luôn thúc đẩy mọi thành viên trong nhà trường hiểu được tình hình chung của nhà trường. Quan tâm sâu sắc đến những người phụ trách chuyên môn và hoạt động họ đang thực hiện đặc biệt cần biết phát hiện và nhân rộng các nhân tố điển hình, cần động viên khuyến khích và khen thưởng kịp thời. Người có trách nhiệm thực thi quyền lãnh đạo vì nếu khơng hành xử quyền lãnh đạo cũng giống như con tàu khơng có bánh lái chẳng biết đi về đâu. Người cần sử dụng quyền lãnh đạo linh động trong những hoạt động chuyên môn, trong cộng đồng, các tổ chức, ban ngành ở địa phương, việc đó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cơng tác phát triển của nhà truờng.

1.4.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ

Kiểm tra là theo dõi, xem xét, phân tích và đánh giá sự diễn biến và kết quả, phát hiện sai lầm để chỉnh sửa, tìm biện pháp khích lệ và giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ. Đối với hoạt động QLGD, kiểm tra là chức năng thiết yếu. Kiểm tra giữ vai trị liên hệ ngược để giúp cho cơng tác quản lý đạt tối ưu.

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên để rút kinh nghiệm và cải tiến công tác quản lý nhà trường, để nâng cao chất lượng CS&ND trẻ theo mục tiêu kế hoạch đào tạo là nhiệm vụ chủ yếu của người QL trong nhà trường.

cao trong hoạt động CSGD trẻ. Trong quá trình kiểm tra đánh giá, người QL phải kiểm tra mức độ đạt chuẩn và những cơng việc duy trì chất lượng cao ở từng bộ phận tại đơn vị. Đến với từng bộ phận hằng ngày sẽ đem lại những thông tin về mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 29 - 33)