Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động CS&ND trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 58 - 60)

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc và ni dƣỡng trẻ ở trƣờng

2.5.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động CS&ND trẻ

Bảng 2.12: Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động CS&ND trẻ trường mầm non Vĩnh Nguyên 2

TT NỘI DUNG CBQL, GV,NV CMT

X TB MĐ X TB MĐ

1 Xây dựng chi tiết hàng năm, hàng

tháng đối với hoạt động CS&ND trẻ 3,48 2 4 3,26 4 4 2 Xây dựng mục tiêu CS&ND trẻ theo

thời gian hàng quý, hàng tháng, tuần 3,48 2 4 3,26 4 4 3 Xây dựng nội dung CS&ND theo độ tuổi

chú ý đến đặc điểm trẻ ở đảo và đất liền 3,48 2 4 3,35 2 4 4 Dự kiến các hình thức, phương pháp

CS&ND trẻ phù hợp với các điểm trường 3,52 1 4 3,7 1 4 5 Xác định các nguồn lực tham gia vào

hoạt động CS&ND trẻ 3,33 3 4 3,26 4 4 6 Thực hiện rà soát, điều chỉnh kế hoạch

CS&ND trẻ cho phù hợp với thực tế 3,33 3 4 3,3 3 4 7 Xây dựng chương trình hoạt

độngCS&ND trẻ cụ thể theo thời gian 3,22 4 3 3,17 6 3 8

Xây dựng kế hoạch chăm sóc riêng cho trẻ suy dinh dưỡng - thừa cân - béo phì ở từng nhóm lớp

3,15 6 3 3,22 5 3

9 Xây dựng kế hoạch phòng chống các

bệnh dịch xảy ra từng điểm trường 3,2 5 3 3,22 5 3 Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.12 chúng tôi nhận thấy, nhà trường đã triển khai kế hoạch hoạt động CS&ND cho từng bộ phận. Cụ thể: ở nội dung 4 (X = 3,52 - 3,7) đạt mức cao nhất trong nội dung khảo sát điều này cho thấy việc “Dự kiến các

hiệu quả cao cụ thể: ở các điểm trường đảo như Trí Nguyên nhà trường đưa cấp dưỡng sang đảo nấu ăn, vận chuyển thực phẩm sang đảo còn văn phòng phẩm hay ga, gạo nặng mua tại đảo tránh công tác vận chuyển nặng nề cho nhân viên.

Các tiêu chí 1,2,3(X= 3,48) được xếp vị thứ 2. Đây là một trong các tiêu chí quan trọng nhất đối với nhà trường vì nếu như với đặc thù nhà trường có 6 điểm trường lại ở cách xa nhau nếu kế hoạch không chi tiết theo hàng tuần, hàng tháng, theo từng độ tuổi, mục tiêu CS&ND không cụ thể thì khơng thể vận hành nhà trường theo các kế hoạch đã đề ra.

Với tiêu chí 5“Việc xác định các nguồn lực tham gia vào hoạt động CS&ND

trẻ” là rất quan trọng vì đây là tiền đề, là cơ sở để tăng cường các nguồn lực tốt nhất

trong công tác CS&ND như cơ sở vật chất, môi trường hoạt động…Trên thực tế nhà trường đã xây dựng kế hoạch này rất cụ thể và thu hút được nhiều nguồn lực hỗ trợ cho nhà trường nhất là các điểm đảo như Bích Đầm, Vũng Ngán thường xuyên vào đầu năm học hay tết đến xuân về đều có các đồn đi thăm tặng q cho các cháu.

Ngồi ra việc“thực hiện rà sốt điều chỉnh kế hoạch CS&ND trẻ cho phù

hợp với thực tế” ở tiêu chí,6 có X=3,33 được xếp ở vị trí vị thứ 3 cho thấy cán bộ quản lý nhà trường đã thực hiện có tầm nhìn trong việc xây dựng kế hoạch trong đó việc thường xuyên rà soát điều chỉnh kế hoạch CS&ND cho phù hợp với thực tế luôn được thực hiện.

Bên cạnh đó, các tiêu chí 7,8,9 chỉ nằm trong mức (X = 3,15 - 3,22), thực hiện thường xuyên tương ứng với hiệu quả đạt khá. Từ kết quả khảo sát cho thấy các nội dung trên đã được xây dựng kế hoạch hoạt động CS&ND trẻ ở nhà trường đã được thực hiện thường xuyên nhưng chưa có những giải pháp chăm sóc riêng cho trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì; chương trình hành động chưa có thời gian cụ thể và các kế hoạch phòng chống các dịch bệnh xảy ra cho từng điểm trường chưa lập kế hoạch chi tiết.

Kết quả phỏng vấn một số CBQL, GV, NV cũng có nhiều ý kiến cho rằng, công việc lập kế hoạch CS&ND tại nhà trường đã thực hiện nhưng chưa thật thống nhất và cụ thể nên hiệu quả chỉ ở mức khá. Cần có biện pháp cải thiện để việc xây dựng kế hoạch được thiết thực, sát với thực tế của trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 58 - 60)