Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 94 - 97)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động CS&ND trẻ tại trƣờng mầm non Vĩnh

3.2.7.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý hoạt động CS&ND trẻ được đề xuất ở trên là một tập hợp các biện pháp trong hệ thống đa dạng, phức tạp mà mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện riêng biệt. Tuy nhiên, riêng biệt khơng có nghĩa là chúng tách biệt nhau, hay có ý nghĩa đơn lẻ. Bởi vì các biện pháp cùng nằm trong một hệ thống nên tính độc lập ở đây chỉ là tương đối; giữa các biện pháp ln có mối quan hệ, hỗ trợ, tác động qua lại lẫn nhau. Để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp quản lý, chúng ta không thể tách rời từng biện pháp mà phải sử dụng chúng đồng bộ để sao cho mỗi biện pháp trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung là CS&ND trẻ đạt hiệu quả nhất.

Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tôi đề xuất 6 biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động CS&ND trẻ tại nhà trường.

Biện pháp 1, “Tổ chức nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên và CMT về

tầm quan trọng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non” và biện pháp 2 “Kết hợp với gia đình trẻ, các tổ chức xã hội trong hoạt động CS&ND trẻ tại trường”là 2 biện pháp

được coi là cơ sở, là tiền đề để thực hiện hoạt động CS&ND trẻ. Biện pháp 1 đóng vai trị bao trùm lên tất cả tạo nên một hệ biện pháp phối hợp, bởi chỉ khi nhận thức đúng thì mới hành động đúng, nhà trường khơng thể một mình CS&ND trẻ tốt nếu khơng có sự kết hợp của gia đình và ngược lại.

Biện pháp 3 “Xây dựng kế hoạch hoạt động CS&ND trẻ phù hợp với điều

kiện thực tế của nhà trường”và biện pháp 4 “Chỉ đạo cải tiến và nâng cao hiệu quả

hoạt động CS&ND trẻ tại trường” là hai biện pháp chủ đạo, chi phối mạnh mẽ đến tất

cả các biện pháp khác. Chỉ khi xác định được hệ giá trị cốt lõi, các chuẩn mực, tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu phát triển… thì mới có thể lập kế hoạch quản lý hoạt động CS&ND phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường; phù hợp với mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của nhà trường. Khi có kế hoạch quản lý hoạt động này được cụ thể, rõ ràng phù hợp hoạt động quản lý CS&ND mới được triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả. Từ đó sẽ góp phần cho việc cải tiến và nâng cao hoạt động CS&ND trẻ tại nhà trường nhằm từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng CS&ND trẻ được tốt hơn. Đây là các biện pháp có tính định hướng để đưa các biện pháp quản lý hoạt động CS&ND đi vào thực tiễn

Biện pháp 5 “Phát huy vai trò của tổ trưởng các điểm trường trong kiểm tra,

đánh giá kết quả hoạt động CS&ND trẻ”và biện pháp 6 “ Đảm bảo cung ứng các điều kiện hỗ trợ trong hoạt động CS&ND trẻ”để thực hiện, quản lý tốt hoạt động

CS&ND tại nhà trường với 6 điểm trường thì việc hỗ trợ về các điều kiện cần thiết để hoạt động này tiến hành đạt hiệu quả nhất là rất quan trọng. Tất cả các hoạt động của nhà trường đều rất cần đến sự đồng thuận, hỗ trợ, đóng góp của các thành viên trong nhà trường, CMT và tất cả các lực lượng xã hội cùng chung tay CS&ND trẻ.

Bên cạnh đó để việc quản lý hoạt động này sẽ không thực hiện được một cách đồng bộ đạt hiệu quả giữa tất cả các điểm trường nếu người quản lý không biết tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá cũng như việc tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả động viên khen ngợi nhân rộng điển hình phải được thực hiện thường xuyên. Đồng thời việc nhà trường có các điểm đảo xa vì vậy việc phát huy vai trị của các tổ trưởng ở các điểm trường là rất quan trọng nhằm hỗ trợ cho hiệu trưởng làm tốt hơn công tác kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động trong trường đặc biệt là hoạt động CS&ND trẻ.

Khi triển khai quản lý hoạt động CS&ND trẻ mầm non, sáu biện pháp trên phải kết hợp một cách linh hoạt và được tổ chức triển khai đồng bộ, có hệ thống. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý nếu chỉ dựa vào các biện pháp nêu trên thì chưa đủ mà còn phụ thuộc vào cách tổ chức, triển khai các biện pháp sao cho phù hợp, đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học. Tính thực tiễn của việc tổ chức thực hiện các biện pháp thể hiện ở sự vận dụng nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện gắn với thực trạng CS&ND trẻ và mục tiêu quản lý hoạt động này của trường mầm non.

Để thực hiện có hiệu quả hoạt động CS&ND trẻ tại trường mầm non Vĩnh Nguyên 2, Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa khơng chỉ phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện tốt các biện pháp mà còn phụ thuộc vào thời điểm và điều kiện cụ thể của việc tổ chức thực hiện. Có biện pháp mang lại hiệu quả nhất thời, có biện pháp mang lại hiệu quả lâu dài.

Những biện pháp quản lý hoạt động CS&ND trẻ tại trường MN có thể phát huy tác dụng khi được vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợp. Tính phù hợp thể hiện ở việc vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt theo mục tiêu đã định. Trong từng thời điểm cụ thể, căn cứ vào điều kiện thực tế về nguồn lực, về thực trạng của hoạt động, có thể thực hiện ưu tiên đối với từng biện pháp. Mặt khác, tính phù hợp cịn thể hiện ở sự cân đối nguồn lực, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động CS&ND trẻ. Do đó, việc tổ chức các biện pháp cần tính đến các điều kiện tương ứng và bám sát mục tiêu để có sự vận dụng hợp lý nhằm từng bước tăng cường hiệu quả quản lý đối với hoạt động.

*Tóm lại: Nhìn một cách tổng thể các biện pháp quản lý hoạt động CS&ND

trẻ trường mầm non Vĩnh Nguyên 2 được thiết kế theo một chu trình quản lý từ khâu chuẩn bị các điều kiện cho đến lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động CS&ND trẻ. Để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp quản lý không thể tách rời từng biện pháp mà chú ý đến sự kết hợp giữa các biện pháp như là một hệ thống mà ở đó khơng thể thiếu bất kỳ biện pháp nào trong các biện pháp đã được đề xuất ở trên; phải sử dụng chúng đồng bộ, hài hòa, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung là CS&ND trẻ tốt nhằm hướng đến sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động CS&ND trẻ ở trƣờng mầm non Vĩnh Nguyên 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 94 - 97)