Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 98 - 99)

Các biện pháp Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Đánh giá chung SL % SL % SL % SL % ĐTB MĐ TB Biện pháp 1 1 2,13 5 10,64 7 14,89 34 72,34 3,57 4 2 Biện pháp 2 1 2,17 2 4,35 7 15,22 36 78,26 3,70 4 1 Biện pháp 3 2 4,35 6 13,04 15 32,61 23 50,00 3,28 4 6 Biện pháp 4 1 2,22 5 11,11 7 15,56 32 71,11 3,56 4 3 Biện pháp 5 2 4,35 4 8,70 16 34,78 24 52,17 3,35 4 5 Biện pháp 6 2 4,35 4 8,70 14 30,43 26 56,52 3,39 4 4

Biểu đồ 3.1: Tính cấp thiết của các biện pháp

Kết quả khảo sát cho thấy: Tính cấp thiết của tất cả các biện pháp đề xuất đều được đánh giá chung ở mức cao nhất (mức độ 4) với tỉ lệ ý kiến đánh giá từ mức độ 3 trở lên là: 93,48% ở biện pháp 2 “Kết hợp với gia đình, các tổ chức xã hội

trong hoạt động CS&ND trẻ tại trường” có (X = 3,70) xếp vị trí thứ nhất điều này cho thấy việc phối kết hợp, tuyên truyền đến CMT trong công tác quản lý hoạt động CS&ND là rất cấp thiết phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nhà trường. Bên cạnh đó

biện pháp 1 “Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên và CMT

về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non”được đánh giá ở vị trí thứ 2 (X = 3,57) cho thấy việc nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ CB, GV,NV và CMT rất cấp thiết khi ở nhà trường đa số CMT ở các điểm đảo nên cách sống, sinh hoạt khác nhau nhất là một số phụ huynh chưa biết chữ. Bên cạnh đó một số phụ huynh đất liền lại có cách nhìn nghiêm khắc hơn, yêu cầu chất lượng CS&ND trẻ cao hơn. Giáo viên ở điểm đảo đa số là giáo viên mới ra trường nên kinh nghiệm chưa nhiều trong cách giao tiếp với phụ huynh, chưa có kỹ năng xử lý các tình huống xảy ra một cách khoa học, hợp lý. Ngược lại giáo viên ở đất liền thì điều kiện gia đình tồn con nhỏ, nhà xa, hộ sản, lớn tuổi nên cơng việc gia đình cũng ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động, phong trào do nhà trường tổ chức.

Điều này cho thấy CB, GV, CNV ở trường mầm non Vĩnh Nguyên 2, cán bộ quản lý cấp phòng, các hiệu trưởng các trường trong địa bàn phường Vĩnh Nguyên thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đều đã nhận thức được rằng các biện pháp được đề xuất đều rất cấp thiết giúp cho hoạt động CS &ND trẻ tại trường ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, cần phải được chú trọng hơn.

3.3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi

Song song với việc khảo nghiệm tính cấp thiết, chúng tơi tiến hành khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý các biện pháp đã đề xuất với 4 mức độ, từ mức độ 1 đến mức độ 4 là khơng khả thi, ít khả thi, khả thi và mức độ cao nhất là rất khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 98 - 99)