non Vĩnh Nguyên 2, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa
2.2.1. Mục đích của việc khảo sát
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành tập trung nghiên cứu thực trạng của hoạt động CS&ND trẻ với quy mơ 06 điểm trường, từ đó làm rõ thực trạng quản lý hoạt động CS&ND để đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động CS&ND trẻ góp phần nâng cao chất lượng CS&ND của trường MN Vĩnh Nguyên 2, thành phố Nha Trang.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi trên 02 nhóm đối tượng: CBQL, GV, NV (46 người); CMT (230 người), phỏng vấn sâu với CMT, cán bộ quản lý cấp phòng, hiệu trưởng 03 trường mầm non
2.2.3. Phương pháp khảo sát
Sử dụng các phương pháp điều tra thực tiễn, thiết kế các phiếu câu hỏi dành cho đối tượng là CBQL, GV, NV, CMT; phỏng vấn sâu với CBQL cấp phòng, hiệu
trưởng trường MN tại 03 trường trên cơ sở kết quả, thông tin thu thập được, chúng tôi đã tiến hành phân tích đánh giá thực trạng. Cụ thể:
* Mẫu câu hỏi được đo theo 4 mức độ và qui ước như sau:
Mức 4 (3,25 <= ĐTB <= 4,00):Rất thường xuyên/ Tốt/ Rất nhiều/ Rất quan trọng Mức 3 (2,5 <= ĐTB <3,25): Thường xuyên/ Khá/ Nhiều/ Quan trọng
Mức 2 (1,75 <= ĐTB <2,50): Ít thường xun/ trung bình/ Ít/Ít quan trọng Mức 1 (ĐTB < 1,75): Không thực hiện/ Yếu/ Không/ Không quan trọng
* Đánh giá, phân tích thực trạng theo các chỉ số:
X = Điểm trung bình (ĐTB); MĐ: Mức độ; TB: Thứ Bậc
2.2.4. Thời gian khảo sát, xử lý kết quả để đánh giá thực trạng
- Khảo sát được thực hiện trong năm học 2018 - 2019. - Kết qủa khảo sát được xử lý, theo công thức
Trong đó:
Là số trung bình cộng các mức độ trả lời. Điểm ở mức độ .
Là tần số xuất hiện các câu trả lời. = số người