Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 66 - 69)

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc và ni dƣỡng trẻ ở trƣờng

2.5.4.Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ

Bảng 2.16: Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động CS&ND trẻ trường mầm non Vĩnh Nguyên 2

TT Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện X TB MĐ X TB

1 Quy định các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt

động CS&ND trẻ 3 3,10 6 4 3,37 1 2 Xây dựng ban chỉ đạo công tác kiểm tra hoạt

động CS&ND trẻ 3 3,11 5 3 3,15 5 3 Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoạt động

CS&ND trẻ của giáo viên 3 3,20 2 3 3,24 3 4 Phối hợp với các lực lượng có liên quan trong

quá trình kiểm tra hoạt động CS & ND trẻ 3 3,15 4 3 3,11 6 5 Kiểm tra đột xuất không báo trước các bộ

phận liên quan đến hoạt động CS & ND trẻ 3 3,17 3 3 3,00 7 6 Kiểm tra, kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm

về chất lượng CS&ND trẻ 3 3,07 7 4 3,26 2 7 Xử lý các GV không đạt yêu cầu khi thực

Biểu đồ 2.7. Mức độ thực hiện về kiểm tra, đánh giá hoạt động CS&ND trẻ

Biểu đồ 2.8. Kết quả thực hiện về kiểm tra, đánh giá hoạt động CS&ND trẻ

Qua bảng khảo sát 2.16 tôi nhận thấy các tiêu chí đánh giá thực trạng cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động CS&ND trẻ tại nhà trường được thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả đạt được ở mức khá. Ở tiêu chí 7 “Xử lý các GV không đạt yêu cầu khi thực hiện hoạt động CS&ND trẻ” được xếp vị thứ 1 với X = 3,24. Điều này cho thấy nhà trường chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá này và thực hiện xử lý nghiêm túc, nếu có giáo viên, nhân viên vi phạm khi thực hiện CS&ND trẻ. Đây là một trong nội dung mà nhà trường kiên quyết thực hiện vì tính chất đặc thù ở các điểm trường xa nhau, đội ngũ CBQL khơng thường xun có mặt tại các điểm thì tính tự giác của giáo viên là một trong những yếu tố hàng đầu để giáo viên thực hiện tốt các hoạt động.

Tiêu chí 3,5 xếp vị thứ 2;3 (X = 3,17-3,20) càng khẳng định nhà trường kiểm tra đánh giá theo đúng định kỳ kế hoạch hoạt động, đồng thời cũng coi trọng việc kiểm tra đột xuất xem đó là một hình thức tối ưu để kiểm tra. Tuy nhiên kết quả của việc kiểm tra đánh giá đột xuất chưa cao, chưa được thực hiện thường xuyên.

Với tiêu chí 2 “Xây dựng ban chỉ đạo công tác kiểm tra hoạt động CS&ND trẻ” nhà trường đã thực hiện việc xây dựng các ban kiểm tra vì đây

chính là lực lượng nịng cốt hỗ trợ giúp cho CBQL thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá một cách chính xác nhất. Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện của các ban này chưa được thường xuyên, đạt hiệu quả chưa cao. Đa số công việc kiểm tra, đánh giá thường giao cho các cô là tổ trưởng. Tiêu chí 4,6 là một trong những nội dung quan trọng giúp quá trình kiểm tra và đánh giá việc thực hiện hoạt động CS&ND trẻ đạt hiệu quả cao. Vì nếu có thực hiện kiểm tra, đánh giá mà khơng có tổng kết rút kinh nghiệm hoặc có thực hiện nhưng một cách hời hợt thì khơng thể nhận thấy được những ưu điểm, hạn chế khi thực hiện hoạt động này để tìm ra biện pháp khắc phục. Trên thực tế nhà trường đã thực hiện thường xuyên đạt mức khá nhưng kết quả thực hiện chưa cao khi triển khai lãnh đạo nhà trường thường tổ chức dưới hình thức “giơ cao đánh khẽ”chủ yếu là động viên, khích lệ giáo viên rút kinh nghiệm nhẹ nhàng.

Nhìn chung qua kết quả khảo sát 2.16 cho thấy, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động CS&ND chưa thường xuyên, nội dung kiểm tra cịn mang hình thức, chưa triệt để. Chính vì vậy, nhà trường cần quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn, cần có kế hoạch thực hiện cụ thể, cần có các biện pháp khắc phục những bất cập, góp phần nâng cao chất lượng CS&ND trẻ tại trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 66 - 69)