Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc và nuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 33 - 38)

1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc và ni dƣỡng trẻ ở trƣờng mầm non

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc và nuô

chế, nội quy và những chuẩn đánh giá quy định trong nội bộ nhà trường để duy trì chất lượng cao trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.

Người QL phải lắng nghe và thấu hiểu đối tượng để hướng dẫn tập thể nhà trường giữ vững các hoạt động chất lượng cần phải có kỹ năng truyền đạt. Căng thẳng sẽ giảm đi khi từng thành viên trong nhà trường cảm nhận được sự tôn trọng, chia sẻ của người quản lý. Người QL phải thật “Chí cơng vơ tư” khi đánh giá các cơng việc hay vấn đề. Tính cách ơn hồ, điềm tĩnh của người QL khi giải quyết các vấn đề, một thái độ bình tĩnh tìm kiếm thơng tin trước khi hành động là một phần của công tác quản lý. Người QL cũng nên được đánh giá như các thành viên khác trong nhà trường về cơng tác và trách nhiệm đã được giao phó. Ngược lại, bản thân người cũng rất tự nghiêm khắc trong đánh giá bản thân mình, dám nhìn nhận ra những thiếu sót của mình để sửa lỗi và là tấm gương sáng trước tập thể. Có như vậy, mới có được sự tin yêu từ đồng nghiệp và nhân viên bên dưới.

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ ở trường mầm non trường mầm non

1.4.4.1. Về đặc điểm của trẻ và quan điểm CS&ND trẻ của gia đình

Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm phát triển khác nhau, cần phải hiểu rõ được những đặc điểm phát triển của trẻ, gia đình sẽ dễ dàng trong việc CS&ND trẻ và giúp trẻ phát triển đúng với từng giai đoạn.

Hầu hết các gia đình đều rất quan tâm đến việc CS&ND trẻ ngay từ lúc còn nhỏ, tuy nhiên, sự quan tâm của các gia đình lại tập trung vào việc trẻ cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu mà ít chú ý đến các chất dinh dưỡng và nguồn thực phẩm và càng lớn lên thì mối quan tâm chú trọng đến việc học hành của trẻ.

Chính vì vậy, cần giúp gia đình trẻ biết được tầm quan trọng của nguồn thực phẩm trong việc CS&ND trẻ. Nguồn thực phẩm lành mạnh sẽ cung cấp cho trẻ năng

lượng và chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Nó giúp phát triển vị giác của trẻ. Thực phẩm gia đình, chế độ ăn uống lành mạnh trong những năm đầu có thể thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh cho cuộc sống. Vận động thể chất tốt giúp trẻ trở nên năng động. Nó phát triển kỹ năng vận động của trẻ, giúp trẻ suy nghĩ và cho trẻ cơ hội để khám phá thế giới của mình. Vì vậy, gia đình cần tạo rất nhiều cơ hội để trẻ hoạt động, cả bên trong và bên ngoài.

1.4.4.2. Sự kết hợp của gia đình, cộng đồng xã hội với nhà trường trong quản lý hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ

CS&ND trẻ mầm non ln ln địi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình, cộng đồng và các tổ chức trong xã hội.

Mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội có tầm quan trọng lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển cộng đồng.Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong CS&ND trẻ mầm non là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội, tạo sự thống nhất về giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội trong trẻ. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm mục đích: tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học CS&ND, GDMN sâu rộng tới gia đình, mọi tầng lớp trong cộng đồng và các tổ chức xã hội; phối hợp để tăng cường mối quan hệ và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình và xã hội đối với hoạt động CS&ND, giáo dục của trường Mầm non; phối hợp giữa trường Mầm non với gia đình và xã hội nhằm góp phần nâng cao chất lượng CS&ND trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện, đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để CS&ND và giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Sự phối hợp được tiến hành thơng qua các hình thức: trao đổi trực tiếp hàng ngày thơng qua giờ đón trả trẻ, tổ chức họp định kỳ với gia đình, tổ chức góc tun truyền tại nhóm lớp, thơng qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ, tổ chức các hội thi tay nghề cấp dưỡng, các hoạt động phục vụ chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, đẩy mạnh giáo dục dinh dưỡng cho CMT và cộng đồng xã hội. Do vậy, để tạo được sự tin tưởng và thu hút của CMT tham gia tích cực trong các

hoạt động CS&ND trẻ, nhà trường cần phải sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ các kiến thức cho gia đình khi có u cầu. Chất lượng CS&ND trẻ phụ thuộc nhiều vào sự đóng góp của gia đình, vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình dưới các hình thức với nhiều nội phong phú, cần thiết nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

1.4.4.3. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Đội ngũ CBQL, GV, NV là nhân tố quyết định ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đội ngũ GV, NV ở bậc học MN còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng CS, ND và GDMN hiện nay.

Chất lượng GV đang công tác ở bậc MN cũng đang tồn tại nhiều điểm bất cập như: chậm đổi mới phương pháp, kỹ năng CS&ND trẻ để đáp ứng được yêu cầu của ngày càng cao của GDMN. Đội ngũ NV cấp dưỡng chưa được quan tâm thỏa đáng, do đó hàng năm đều có sự thay đổi vì họ chưa thực sự tồn tâm tồn ý cho cơng việc của mình.

Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng GV, NV ở bậc học MN thiếu về số lượng, bất cập về chất lượng là do chế độ chính sách đãi ngộ đối với CBQL, GV, NV ngành học MN còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa tạo ra được động lực để GV, NV rèn luyện về phẩm chất, nâng cao năng lực CS&ND trẻ, vẫn còn tồn tại những hành vi bạo hành đối với trẻ mầm non. Việc thực hiện định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GDMN công lập chưa phù hợp.

Cần chuẩn bị xây dựng được đội ngũ CBQL, GV, NV đủ về số lượng, loại hình, cân đối, đồng bộ về cơ cấu, để đủ sức thực hiện giáo dục tồn diện theo chương trình, kế hoạch CS,ND và GD trẻ theo yêu cầu của chương trình GDMN mới.

1.4.4.4. Về điều kiện cơ sở vật chất, tài chính

Theo Điều lệ trường MN, quy định diện tích phịng học của trẻ tối thiểu phải đạt từ 1,2 - 1,5m2/trẻ nhưng trên thực tế rất ít trường đạt được tỷ lệ chuẩn m2/trẻ, do vẫn cịn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, số trẻ quá đông trên một lớp cũng ảnh hưởng nhiều tới việc thực hiện tiếp cận cá nhân trẻ.

Một trường MN muốn thực hiện tốt cơng tác CS&ND phải có cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi theo quy định thì mới đảm bảo điều kiện thực hiện.

Đối với cơng tác tài chính cần tăng cường thanh tra để chấn chỉnh quản lý, phịng ngừa sai phạm đưa dần hoạt động tài chính vào nề nếp theo đúng qui định của luật ngân sách, luật kế toán. Đặc biệt ở các trường MN, tài chính là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng CS&ND trẻ. Mọi nguồn thu phần lớn đều từ CMT học sinh, sự ủng hộ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm. Quản lý tài chính là việc làm khơng hề đơn giản, QL phải cân nhắc các khoản thu thật chi tiết để có thể đảm bảo đời sống vật chất cho đội ngũ CBQL, GV, NV, đồng thời phù hợp với mức thu nhập của đa số CMT.

CBQL cần phải nắm các nguồn tài chính và có kế hoạch chi tiêu cụ thể, mọi khoản thu phải được theo dõi chặt chẽ bằng hệ thống sổ sách theo quy định của Bộ Tài chính. Quản lý tài chính đảm bảo đúng nguyên tắc quy định, nguồn thu phải đủ và đúng, nguồn chi phải đúng mục đích và hiệu quả.

Thường xuyên kiểm tra theo dõi tình hình sử dụng kinh phí, để hạn chế những sai sót có thể xảy ra. Báo cáo định kì cho cấp trên về hoạt động tài chính của trường đúng yêu cầu. Quản lý kế hoạch mua sắm trang thiết bị theo mơ hình trường MN đạt chuẩn để đáp ứng yêu cầu CS&ND trẻ theo hướng đổi mới hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 1

Hoạt động CS&ND trẻ là hoạt động trọng tâm, quan trọng nhất trong trường MN, ở lứa tuổi này các em cần được bảo đảm có chế độ chăm sóc an tồn và đầy đủ dinh dưỡng để tạo ra thế hệ cơng dân Việt Nam có đủ năng lực trong tương lai từ những năm đầu đời.

Qua nghiên cứu các vấn đề về lý luận trên đây có thể nhận thấy: quản lý hoạt động CS&ND có vai trị hết sức quan trọng và có tác động rất lớn đến chất lượng CS&ND trong nhà trường. Vì vậy hiệu trưởng các trường MN cần nắm vững các khái niệm cơ bản của quản lý, quản lý trường mầm non, nội dung, yêu cầu của hoạt động CS&ND, các nội dung quản lý hoạt động CS&ND. Đồng thời phải xác định đúng đắn vai trò của bản thân cũng như yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí, vai trị của CBQL, GV, NV trong hoạt động CS&ND ngày nay. Đồng thời cần quản lý tốt các điều kiện đảm bảo hỗ trợ hoạt động CS&ND trẻ, từ đó cần vận dụng linh hoạt những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước giành cho GDMN trong giai đoạn hiện nay để đưa ra những biện pháp quản lý kịp thời nhằm nâng cao hoạt động CS&ND trẻ ngày một tốt hơn.

Bên cạnh việc quản lý tốt hoạt động CS&ND trẻ, cần tạo các điều kiện thuận lợi về CSVC trường lớp, trang thiết bị y tế, mơi trường, thực phẩm… có vai trị hết sức quan trọng để các GV, NV thực hiện tốt vai trị nhiệm vụ của mình.

Chính vì vậy, cơng tác quản lý hoạt động CS&ND trẻ MN cần được quan tâm đúng mức để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của CMT và xã hội trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt công tác quản lý hoạt động CS&ND trẻ sẽ góp phần nâng cao uy tín của trường MN và giúp đội ngũ GVMN vững vàng và tự tin trong công việc.

Những vấn đề trình bày ở chương 1 là cơ sở lý luận định hướng cho chúng tôi nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động CS&ND trẻ của các chủ thể quản lý trong nhà trường tại chương 2 và làm cơ sở xác lập các biện pháp quản lý hoạt động CS&ND trẻ mầm non ở chương 3./.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

CHĂM SĨC VÀ NI DƢỠNG TRẺ TRƢỜNG MẦM NON VĨNH NGUYÊN 2, THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÕA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 33 - 38)