2.7.1. Ưu điểm
Cán bộ quản lý, GV,NV của nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động CS&ND trẻ. Nắm vững các hệ thống văn bản về quản lý trường mầm non. Đội ngũ GV, NV yêu nghề mến trẻ, tỉ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao nên đáp ứng yêu cầu trong hoạt động CS&ND trẻ.
Trang thiết bị, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động CS&ND trẻ ngày càng được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại hóa.
CMT ngày càng có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác CS&ND trẻ.
Nhà trường đã thực hiện tốt cơng tác tham mưu với chính quyền địa phương, tranh thủ được sự hỗ trợ của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và CMT.
Nhà trường đã chủ động phối hợp với các ban ngành, trung tâm y tế tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV, NV, tuyên truyền trong CMT về công tác Y tế học đường – VSATTP – vệ sinh phòng bệnh – định lượng khẩu phần ăn cho trẻ theo phần mềm nutrikid, thực hiện tốt tuyên truyền cho các bậc CMT về lợi ích của dinh dưỡng, các kiến thức về CS&ND trẻ theo khoa học dưới các hình thức
* Thuận lợi: từ những ưu điểm trên tạo ra các thuận lợi cho nhà trường trong
việc tổ chức hoạt động CS&ND trẻ cụ thể:
- Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo thành phố, phịng giáo dục, các ban ngành đồn thể hỗ trợ về cơ sở vật chất, nguồn lực, nâng cấp cải tạo trường, lớp.
- CBQL, GV trên chuẩn 100% có đủ trình độ để CS&ND trẻ theo quy định. - Tranh thủ được sự hỗ trợ của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và CMT cùng chăm lo, quan tâm cho sự nghiệp GDMN.
2.7.2. Hạn chế
Nhận thức của CBQL, GV, NV và CMT về tầm quan trọng của hoạt động CS&ND còn hạn chế, nhận thức về các nội dung CS&ND, quản lý hoạt động ND chưa đầy đủ.
con khoa học hay xử lí cấp cứu ban đầu, thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, chưa coi trọng việc tiêm chủng cũng như phòng chống các dịch bệnh cho trẻ.
Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong cơng tác CS&ND trẻ chưa được đồng bộ, còn một số nội dung mà CMT chưa quan tâm, chưa tích cực phối hợp cùng nhà trường.
Đội ngũ giáo viên công tác ở các đảo xa gặp rất nhiều khó khăn về việc đi lại, ăn ở, phương tiện sinh hoạt như điện chỉ có 3 tiếng trong ngày, giáo viên dạy ở đảo cả tuần mới về đất liền, thường xuyên thay đổi điểm trường công tác, chế độ đãi ngộ thấp.
Việc lập kế hoạch chưa sát thực tế với từng điểm trường, cụ thể: chưa có những giải pháp chăm sóc riêng cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân, béo phì; chương trình hành động chưa có thời gian chi tiết, cụ thể.
Cơng tác tổ chức thực hiện hoạt động CS&ND còn chưa linh hoạt, chưa khoa học, việc tổ chức tham quan học tập tại các trường điểm để học hỏi kinh nghiệm và tổ chức thi đua nhân rộng điển hình chưa được quan tâm triệt để. Kết quả CS&ND chưa cao, số lượng trẻ suy dinh dưỡng 6,5% đảo, thấp còi 7,15 ở đảo.
Hoạt động tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động CS&ND chưa đạt kết quả cao, việc phổ biến kế hoạch CS&ND trẻ tới GV và các lực lượng liên quan chưa thật sự chú trọng. Thời gian để bao quát và chỉ đạo thực sự hạn chế, việc đôn đốc giáo viên thực hiện các hoạt động chưa được kịp thời, chủ yếu giáo viên phải tự giác nỗ lực thực hiện nhiệm vụ.
Nội dung việc kiểm tra, đánh giá đột xuất chưa được thực hiện thường xuyên. Việc thực hiện chức năng của các ban chỉ đạo công tác kiểm tra hoạt động CS&ND trẻ chưa được thường xuyên, nội dung kiểm tra cịn mang tính hình thức, việc rút kinh nghiệm sau kiểm tra, đánh giá chưa triệt để, chủ yếu “giơ cao đánh khẽ”.
Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động CS&ND, chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện đảm bảo CBQL, GV, NV thực hiện tốt hoạt động CS&ND
2.7.3. Nguyên nhân của thực trạng
Nhà trường có 6 điểm trường vừa đảo và đất liền, thuộc phường đảo nghèo đặc biệt khó khăn. Do đó, CSVC của nhà trường cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn, đội ngũ CBQL vẫn còn nhiều hạn chế do dạy ở các điểm đảo cả tuần về đất liền một
lần chỉ có điện 3h vào buổi tối, cơng nghệ thông tin ở các điểm đảo này hầu như khơng có vì thế chưa tiếp cận kịp với những quy định quản lý theo yêu cầu mới hiện nay của ngành học mầm non.
Nhận thức của CBQL, GV, NV và CMT về tầm quan trọng của hoạt động CS&ND cịn hạn chế, chưa đơng đều do đối tượng CMT đa dạng, có trình độ nhận thức khác nhau ở đảo và đất liền.
Học phí của các cháu khơng được miễn giảm, bên cạnh đó năm học này các cháu ở điểm trường đảo không được giảm tiền ăn hàng tháng. Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường được quan tâm song vẫn chỉ có 01 cán bộ y tế, 02 phục vụ cho 6 điểm trường
Đội ngũ nhân viên cấp dưỡng thiếu ổn định, do chế độ đãi ngộ quá thấp, chưa được qua các lớp đào tạo về kỹ năng chế biến thực phẩm, CS&ND trẻ nhất là ở các điểm đảo cấp dưỡng phải từ đất liền sang, thực phẩm phải chuyển từ đất liền sang đảo.
CMT ngày càng có sự quan tâm đến công tác CS&ND trẻ nhưng vẫn còn thiếu kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ và các biện pháp thực hiện vệ sinh an tồn thực phẩm.
* Khó khăn
Nhận thức của CBQL, GV, NV và CMT về tầm quan trọng của hoạt động CS&ND chưa cao dẫn đến chất lượng CS&ND đạt kết quả thấp, tỉ lệ trẻ nhẹ cân, thấp cịi cao.
Giáo viên khơng yên tâm công tác, thường xin chuyển trường về thành phố cụ thể hiện nay nhà trường thiếu 05 giáo viên, các cơ cịn lại phải gồng gánh.
Kỹ năng xử lý ban đầu ở nhà của CMT chưa tốt nên để xảy ra một số ảnh hưởng không tốt đến sự an toàn của trẻ, trẻ hay bị các bệnh dịch, ốm đau. CMT chưa quan tâm đến việc phối hợp với nhà trường, thường ỷ lại giáo viên.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong bối cảnh hiện nay nhằm thực hiện tốt, thành công Nghị quyết TW số 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, việc quản lý tốt, nâng cao chất lượng các trường mầm non đặc biệt là chất lượng CS&ND trẻ là đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện cho các lĩnh vực khác phát triển.
Qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động CS&ND trẻ tại nhà trường chúng ta nhận thấy:
Hoạt động CS&ND trẻ trong thời gian qua đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, trẻ được chăm sóc tốt, đúng cách giúp giảm nhanh tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, béo phì ở trường, điều này chứng tỏ nhà trường đã tạo được uy tín với xã hội, CMT tin tưởng khi giao con em mình cho nhà trường CS&ND. Tuy nhiên nhận thức của một số GV, đặc biệt là các GV trẻ về cơng tác này cịn nhiều hạn chế, sự phối hợp trao đổi giữa gia đình, các tổ chức xã hội và nhà trường chưa thực hiện thường xuyên và hiệu quả không cao, phần nào ảnh hưởng đến kết quả CS&ND.
Các điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh, y tế dù đã được quan tâm nhưng cịn nhiều khó khăn. Đội ngũ nhân viên chăm sóc trẻ như y tế, nhân viên phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của nhà trường cụ thể với 6 điểm trường chỉ có 01 y tế, 02 nhân viên phục vụ. Đội ngũ cấp dưỡng chưa có bằng cấp nghiệp vụ, chưa đạt chuẩn cao chiếm 91%, thường xuyên thay đổi do chế độ không đảm bảo lại phải thay nhau đi nấu ăn tại các điểm đảo.
Đội ngũ giáo viên công tác ở các đảo xa gặp rất nhiều khó khăn về việc đi lại, ăn ở, phương tiện sinh hoạt như điện chỉ có 3 tiếng trong ngày, giáo viên dạy ở đảo cả tuần mới về đất liền, thường xuyên thay đổi điểm trường công tác, chế độ đãi ngộ thấp.
Hoạt động xây dựng kế hoạch CS&ND trẻ được ban giám hiệu thực hiện thường xuyên, nhưng hiệu quả thực tế mang lại chưa cao nên cần phải có sự đầu tư, khắc phục các hạn chế để cải thiện chất lượng CS&ND trẻ.
Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động CS&ND trẻ có nhiều biến chuyển tích cực ở khâu ban hành, triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện, nhưng trong thời gian tới cần đa dạng, linh hoạt về hình thức cho phù hợp với đối tượng cụ thể. Hoạt động kiểm tra cịn mang tính hình thức, cần sớm xây dựng lực lượng làm
công tác kiểm tra chuyên trách, đổi mới nội dung kiểm tra để hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.
Có thể thấy rằng, công tác quản lý hoạt động CS&ND trẻ tại nhà trường trong những năm gần đây đã được coi trọng và thực hiện với nhiều biện pháp, một số biện pháp đã được đánh giá là thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay cần thiết phải có một hệ thống các biện pháp mang tính khả thi để vận dụng nâng cao chất lượng quản lý hoạt động CS&ND trẻ.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƢỠNG TRẺ Ở TRƢỜNG MẦM NON VĨNH NGUYÊN 2, THÀNH PHỐ
NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÕA