Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt độngCS & ND trẻ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 76 - 77)

cảnh hiện nay

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Yêu cầu các biện pháp phải hướng đến việc nâng cao chất lượng CS&ND trẻ tại nhà trường, thực hiện tốt mục tiêu GDMN, giúp trẻ phát triển một cách hài hòa, cân đối. Tác động trực tiếp đến quá trình CS&ND trẻ nhằm thực hiện mục tiêu đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và phát triển

Các biện pháp quản lý hoạt động CS&ND trẻ phải phù hợp với điều kiện lịch sử và hồn cảnh của từng giai đoạn. Cơng tác quản lý hoạt động CS&ND trẻ tại nhà trường cần kế thừa và phát huy tối đa những kinh nghiệm và các thành tự đã đạt được, trên cơ sở đó từng bước đẩy mạnh ứng dụng khoa học cơng nghệ để quản lý tốt hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng CS&ND, GD trẻ.

3.1.3. Nguyên tắc tính phù hợp và khả thi

Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động CS&ND trẻ thể hiện ở việc vận dụng các biện pháp phù hợp với yêu cầu thực tiễn, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường. Tính phù hợp, khả thi của các biện pháp quản lý thể hiện ở sự vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt theo mục tiêu đã được xác định. Căn cứ theo mục tiêu đề ra, trong mỗi giai đoạn, tùy từng thời điểm và điều kiện thực tế về nguồn lực, thực trạng của hoạt động CS&ND trẻ. Từ đó để xác lập các biện pháp, không nhất thiết phải thực hiện đồng thời từng biện pháp mà phải thực hiện sao cho phù hợp thì mới khả thi và hiệu quả. Do vậy, khi xác lập các biện pháp quản lý hoạt động CS&ND nhà trường cần bám sát mục tiêu mới hiệu quả và có tính khả thi cao.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Tính hiệu quả được xác định ở năng lực quản lý và khả năng vận dụng các biện pháp đó trong quản lý hoạt động CS&ND trẻ tại nhà trường một cách đồng bộ, có hệ thống. Các biện pháp đó phải tạo được sự chuyển biến tích cực trong quản lý hoạt động CS&ND trẻ nhằm đạt hiệu quả và chất lượng CS&ND trẻ. Trên thực tế nếu chỉ căn cứ vào mục tiêu đã đạt được thì vẫn chưa thể đảm bảo rằng hoạt động đó có tính hiệu quả. Thực tế cho thấy, sự thành cơng có thể đem lại hiệu quả hoặc có thể là hiệu quả thấp, hay nói cách khác, khơng phải lúc nào sự thành công cũng mang lại hiệu quả.

Tính hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động CS&ND trẻ tại trường mầm non Vĩnh Nguyên 2, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa được xác lập bởi hai yếu tố cơ bản đó là: thực trạng, mục tiêu quản lý và việc tổ chức các biện pháp quản lý hoạt động này một cách đồng bộ, có quy trình và hệ thống. Các biện pháp quản lý sẽ làm thay đổi thực trạng hoạt động CS&ND trẻ tại trường MN nếu được tổ chức một cách hợp lý, có hệ thống sẽ đưa mục tiêu quản lý đến thành cơng, đó chính là hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động CS&ND trẻ tại nhà trường nhằm nâng cao chất lượng CS&ND trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 76 - 77)