Nhận thức của CBQL,GV, NV, CMT về tầm quan trọng của hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 41 - 45)

2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ

2.3.1. Nhận thức của CBQL,GV, NV, CMT về tầm quan trọng của hoạt

CS&ND trẻ ở trường mầm non

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát CB, GV,NV là 46 người và CMT (230) người với câu hỏi có 4 mức độ về vai trị của CS&ND trẻ nhằm đánh giá được thực trạng của hoạt động này.

Bảng 2.4: Tầm quan trọng của hoạt động CS&ND tại trường mầm non Vĩnh Nguyên 2

TT NỘI DUNG

CBQL,

GV, NV CMT

X TB MĐ X TB MĐ

1 Hoạt động CS&ND ở trường giúp trẻ phát

triển thể chất 4,00 1 4 2,43 8 2 2 Hoạt động CS&ND giúp trẻ phòng tránh

bệnh tật 3,09 5 3 3,30 3 4 3

Hoạt động CS&ND phát hiện các biểu hiện sớm của bệnh suy dinh dưỡng, béo phì, bệnh học đường và các bệnh khác của trẻ.

3,17 4 3 2,39 9 2

4 Hoạt động CS&ND giúp trẻ kiểm soát và phối

hợp vận động các nhóm cơ, các giác quan. 3,00 6 3 3,39 2 4 5

Hoạt động CS&ND giúp trẻ có hiểu biết, thực hành, hình thành thói quen vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng

2,50 7 2 3,00 5 3

6

Hoạt động CS&ND giúp hình thành cho trẻ một số quy tắc thông thường trong sinh hoạt hàng ngày (giao tiếp, ứng xử, hành vi)

2,48 8 2 2,46 7 2

7 Hoạt động CS&ND giúp trẻ nhận thức

được các bộ phận của mình 3,65 3 4 2,91 6 3 8

Hoạt động CS&ND giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh (bạn bè, người thân, thiên nhiên, con vật thân thuộc...)

2,46 9 2 3,09 4 3

9 Hoạt động CS&ND giúp trẻ hình thành các

kỹ năng tự phục vụ 3,76 2 4 4,00 1 4 10 Hoạt động CS&ND giúp trẻ hình thành các

kỹ năng hoạt động với đồ vật 2,37 10 2 2,30 10 2 11

Hoạt động CS&ND giúp trẻ hình thành các kỹ năng giao tiếp ứng xử xã hội thích hợp với bạn bè, người thân, người lạ.

2,17 11 2 2,22 11 2

12 Hoạt động CS&ND giúp trẻ biết thể hiện

* Về phía CBQL, GV, NV

Qua kết quả đã như trên cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động CS&ND ở đội ngũ CBQL, GV, NV nhà trường khá tốt. Tiêu chí 1 “Hoạt động

CS&ND ở trường giúp trẻ phát triển thể chất” được (X = 4) đánh giá là rất quan trọng xếp vị trí thứ nhất. Đây là nội dung hết sức quan trọng mà tập thể sư phạm nhà trường ln quan tâm vì trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn có đủ sức khỏe là yếu tố đầu tiên để hình thành tồn diện nhân cách nhất là các cháu ở đảo. Hàng năm nhà trường thường xuyên mở các chuyên đề về giáo dục thể chất cho trẻ cụ thể điểm Tây Sơn năm học 2016 – 2017 nhà trường đã xây dựng khu tập phát triển thể chất, điểm Trí Nguyên tổ chức hội thi “ Bé khỏe – Bé ngoan” đã thu hút rất nhiều CMT quan tâm. Đặc biệt trong năm học 2017 – 2018 các cháu khối lớn đạt giải 3 thành phố về hội thi “Bé khỏe–Bé ngoan”.

Kết quả ở bảng khảo sát cho thấy tiêu chí 7, 9 cũng được đánh giá có vai trị rất quan trọng(X = 3,76 - 3,65), với nội dung này cho thấy GV, NV trong nhà trường đã ý thức được rằng với trẻ trong độ tuổi mầm non việc hình thành một số quy tắc thơng thường trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ sẽ là tiền đề cho trẻ phát triển các kỹ năng cơ bản giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách tốt nhất.

Với tiêu chí 2,3,4 được đánh giá là quan trọng có (X= 3,17 – 2,61). Đây là một trong những tiêu chí rất cụ thể, sát thực với thực tế của nhà trường giúp cho CMT phòng tránh các bệnh tật, phát hiện sớm bệnh suy dinh dưỡng, béo phì hay thấp cịi đó là cả một quá trình phối kết hợp giữa CS&ND tại gia đình và nhà trường. Vì thế tại các điểm đảo không tổ chức bán trú nhà trường cũng đã tiến hành tuyên truyền dưới nhiều hình loa đài, pano, áp phích về hoạt động CS&ND. Đặc biệt ở tiêu chí 12 “Hoạt động CS&ND giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc” được đánh

giá không quan trọng xếp vị thứ cuối cùng. Tiêu chí 5, 6, 8, 10, 11 (X= 2,17 – 2,50) được đánh giá ít quan trọng. Với tiêu chí 5 “Hoạt động CS&ND giúp trẻ có

hiểu biết, thực hành, hình thành thói quen vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng” đây là một tiêu chí được coi là rất thực tế giúp cho trẻ có các thói quen về vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng nhất là đối với các cháu ở điểm lẻ với môi trường ở các tổ đảo chưa

đảm bảo về vệ sinh, các điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn trong sinh hoạt cũng như cơng tác chăm sóc dinh dưỡng chưa cao như ở nhà trường.. Ngồi ra với tiêu chí 10

“Hoạt động CS&ND giúp trẻ hình thành các kỹ năng hoạt động với đồ vật” được đánh giá là ít quan trọng thì đây là vấn đề mà Hiệu trưởng nhà trường cần phải quan tâm để chỉ đạo các phó hiệu trưởng, GV, NV phải điều chỉnh nhận thức của mình vì hoạt động với đồ vật là hoạt động quan trọng nhất của trẻ mầm non. Như vậy qua điều tra thực trạng này, Tôi nhận thấy một số nội dung rất cần thiết cho trẻ lại chưa được giáo viên quan tâm, họ coi là ít quan trọng. Cho nên đứng trên góc độ là người quản lý trực tiếp nhà trường Tơi thiết nghĩ cần phải có sự bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV trong nhà trường về công tác CS&ND trẻ.

* Về phía cha mẹ trẻ

Tiêu chí 9 (X = 4) “Hoạt động CS&ND giúp trẻ hình thành các kỹ năng tự

phục vụ” được đánh giá là rất quan trọng xếp vị trí thứ nhất. Điều này chứng tỏ

CMT rất quan tâm đến việc trẻ biết tự phục vụ cho bản thân đây là một trong những nội dung mà nhà trường đã thực hiện theo quan điểm giáo dục hiện nay là lấy trẻ làm trung tâm. Tiêu chí thứ 2,4(X = 3,30 -3,39) được đánh giá có mức độ rất quan trọng xếp thứ 2,3 CMT ở điểm đảo chú ý việc trẻ thường xuyên được vận động để phòng tránh được các bệnh tật nên các tiêu chí này cũng được đánh giá rất cao.

Tiêu chí 5,7, 8 (X = 2,91-3,09) được CMT đánh giá ở mức độ quan trọng, các tiêu chí 1,3,6,10,11(X = 2,22-2,46) được CMT đánh giá ít quan trọng. Đặc biệt có tiêu chí 12 (X = 1,52) “Hoạt động CS&ND giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc” được đánh giá không quan trọng xếp vị thứ cuối cùng, thực trạng khảo sát này có cùng nhận xét với CB, GV,CNV.

Qua việc khảo sát nhận thức của CBQL, GV, NV và CMT cho thấy một số tiêu chí được 2 nhóm đối tượng đánh giá là ít quan trọng với những bất cập như trên. Đây là một vấn đề đặt ra cho nhà quản lý phải tìm biện pháp để nâng cao nhận thức của đội ngũ mình phụ trách cũng như tuyên truyền cho CMT hiểu rõ hơn tầm quan trọng của công tác CS&ND trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường mầm non vĩnh nguyên 2, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 41 - 45)