Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 28)

Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã yêu cầu các trường phổ thông chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động TNST để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Với các mục tiêu như sau:

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này [8, tr.53].

Ở bậc trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành lối sống tích cực, biết cách hồn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức cơng dân… và tích cực tham gia các hoạt động xã hội [8, tr.4].

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THCS tiếp tục củng cố và phát triển hơn các kỹ năng sống cơ ản, các thói quen tốt, nền nếp kỷ cương trong học tập, những hành vi văn hóa ứng xử tích cực ở học sinh ở giai đoạn tiểu học, Bên cạnh đó, Hoạt động trải nghiệm tập trung mạnh hơn vào tinh thần trách nhiệm cá nhân trong học tập, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tự đánh giá, tự điều chỉnh; hình thành các giá trị của cá nhân; tham gia tích cực các hoạt động lao động, biết cách tham gia và cống hiến xã hội, phục vụ cộng đồng phù hợp lứa tuổi; biết tổ chức công việc khoa học; hình thành hứng thú đối với một số lĩnh vực nghề nghiệp và có ý thức rèn luyện một số phẩm chất cần có của người lao động tương lai ..

+ HĐTNST nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.

+ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)