3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trả
3.2.3. Xây dựng nhóm chuyên trách phụ trách HĐTNST
a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp
Trong quá trình thực hiện HĐTNST các nhà trường cần xây dựng nhóm chuyên trách phụ trách HĐTNST ao gồm các đối tượng: GVCN, Tổng phụ trách Đội, cán bộ Đồn (gọi là Nhóm chun trách). Để thực hiện cơng
tác chỉ đạo các bộ phận tham gia chuyên trách HĐTNST, người HT cần thiết kế một chương trình tối ưu có thể QL được và huy động được mọi tiềm năng để thực hiện có hiệu qua cao nhất những mục tiêu cụ thể trong từng HĐTNST. Đồng thời phát huy khả năng của các chủ thể giáo dục trong nhà trường đối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Vì vậy HT cần phải có chiến lược trước mắt và lâu dài về xây dựng nhóm chuyên trách.
b. Nội dung thực hiện
Theo Kế hoạch, sự tổ chức, triển khai thực hiện… Hiệu trưởng ban hành quyết định, quy định và quy trình về HĐTNST: Quyết định thành lập Ban chỉ đạo chuyên trách, quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo chuyên trách, quyết định phận công nhiệm vụ cho từng thành viên, quy chế phối hợp giữa Hiệu trưởng với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về thực hiện hoạt động bồi dưỡng cho GV.
Tỏ chức triển khai các quyết định đến các chủ thể có liên quan, đặc biệt là công khai trên hội đồng trường, thông tin rộng rãi trong toàn trường, trên website của trường để cá nhân, các bộ phận cùng phối hợp thực hiện theo 4 nội dung cơ ản phù hợp với mục tiêu giáo dục đó là:
- Hoạt động phát triển bản thân và các mối quan hệ - Hoạt động lao động và sản xuất
- Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng - Hoạt động định hướng nghề nghiệp
c. Cách thức thực hiện
Thùy theo từng nội dung mà có hướng tổ chức phù hợp, có thể áp dụng một số phương pháp như sau: Thảo luận nhóm, Đóng vai, Giao nhiệm vụ, trò chơi, diễn đàn.
Để HĐTNST phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thì Hiệu trưởng chỉ đạo nhóm chun trách tăng cường sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm thống nhất nội dung, hình thức, kỹ năng hoạt động theo kế hoạch đã định.
Mặt khác hàng tháng, hàng kỳ nhóm chuyên trách lựa chon các hoạt động mẫu trong khối để GV dự và học hỏi kinh nghiệm. Hằng năm nhà trường tổ chức các hội thi, hội thảo… để nâng cao hiệu quả HĐTNST qua đó bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho toàn thể GV trong nhà trường.
Nhà trường coi trọng cơng tác bồi dưỡng cho Nhóm chun trách thực hiện một cách thường xuyên theo đợt của ngành. Động viên các GV tham gia đầy đủ và có chất lượng.
Hiệu trưởng phổ biến, Nhóm chuyên trách đánh giá xếp loại qua HĐTNST + Đội ngũ GVCN là nòng cốt chủ đại cần phải làm tốt các việc sau: - Chỉ đạo GVNC lập phiếu điều tra cơ ản tồn diện của các em HS. Từ đó phân loại HS để có kế hoạch, biện pháp giáo dục phù hợp…
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GVNC về nguyên tắc, phương pháp xây dựng hoạt động
- Giáo dục HS có động cơ đúng đắn: Chăm chỉ học tập, say mê, trân trọng các kiến thức đã được học, rèn luyện tính kiên trì, chị khó sáng tạo, vận dụng tri thức vào thực tiễn
- GVCN triển khai hoạt động và mỗi tháng lớp bình bầu hạnh kiểm qua hoạt động từ đó có iện pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp hoạt động.
+ Đối với Tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn: Phối kết hợp với GVNC để có kế hoạch cụ thể chi tiết trong hoạt động. Từ đó phát huy tối đa năng lực hoạt động của từng thành viên tham gia hoạt động. Bên cạnh đó cịn giúp đỡ các lớp cịn vướng mắc về nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động.
Với nhóm chun trách này ln ln phải kết hợp một cách liền mạch để xây dựng kế hoạch, tổ chức HĐTNST một cách linh hoạt và có hiệu quả.