3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trả
3.2.2. Quản lý phát triển chương trình hoạt động trải nghiệm sáng
tạo gắn với giáo dục truyền thống địa phương, nội dung giáo dục Đoàn, Đội
a. Mục đích và ý nghĩa
Giáo dục truyền thống địa phương rất có ý nghĩa đối với HS ở đó nhằm phát huy tính giữ gìn bản sắc dân tộc và luôn luôn biết phát huy bản sắc dân tộc đó chính là Hốt Xoan (là di sản văn hóa dân gian). Bên cạnh đó nội dung giáo dục Đồn, Đội cũng giúp cho các em HS có cơ hội được tham gia làm việc và tham gia các HĐ nhiều hơn hình thành cho các em HS năng lực tự giác,...
b. Nội dung thực hiện
các nội dung, hình thức tổ chức HĐTNST là yếu tố quan trọng thu hút học sinh tích cực tham gia HĐTNST. Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh THCS, khiến các em say mê khám phá, nếu các hoạt động nội dung đơn điệu không phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ.
Tổ chức các hoạt động như hội thi, hội diễn, hội trại thi áo tường, thi các trò chơi dân gian, giao lưu với các cơ sở đoàn mạnh, tham quan dã ngoại... tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thực tế, thơng qua đó hình thành tính tổ chức, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng, và rèn các kỹ năng sống.
Xây dựng chương trình tổ chức HĐTNST thiết thực, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, địa phương và đảm bảo tính hiệu quả. Tổ chức hoạt động phải rất linh hoạt, đa dạng; khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài phương pháp đã quá quen thuộc với học sinh, gây ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em.
Bên cạnh những nội dung yêu cầu của Bộ GD& ĐT thì các nhà quản lý cần phải linh hoạt trong tổ chức HĐTNST trong các nhà trường tùy thuộc vào từng địa phương sao cho phù hợp.
Qua thực tế khảo sát nội dung này trong các trường THCS thị xã Phú Thọ tại chương 2 cho thấy, các nội dung giáo dục truyền thống còn nghèo nàn, thiếu sinh động, học sinh chưa có có hứng thú. Các nội dung như: củng cố mở rộng kiến thức đã học, giáo dục kỹ năng sống,giáo dục kiến thức kỹ năng hoạt động xã hội, giải quyết vấn đề thực tế, giáo dục học sinh kỷ luật làm việc tập thể, giáo dục đạo đức lối sống, cập nhật thơng tin tức văn hóa xã hội đều được quan tâm nhưng nội dung giáo dục truyền thống chưa được chú trọng chính vì vậy mà cần phải tăng cường và phát triển chương trình HĐTNST gắn với giáo dục truyền thống của địa phương để phát huy tình thần yêu nước, yêu quê hương và iết giữ gìn bản sắc dân tộc.
c. Cách thức thực hiện
- Để bảo tồn và phát huy BSVHDT, Sở GD&ĐT xây dựng triển khai kế hoạch chỉ đạo các trường THCS đưa Hát Xoan vào trong chương trình nhằm giáo dục truyền thống và phát huy giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường xây dựng mối liên kết với chính quyền, cơ quan văn hóa địa phương để tranh thủ sự giúp đỡ về con người, các điều kiện khác giúp tổ chức hoạt động có hiệu quả.
- Tăng cường các hình thức HĐTNST trong các trường THCS như: + Tổ chức các chương trình tìm hiểu về nguồn gốc Hát Xoan thơng qua đó giáo dục cho học sinh lịng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống của địa phương, giá trị văn hóa dân tộc, bản sắc dân tộc trên địa bàn tỉnh; có nhận thức và lối sống đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội.
+ Tổ chức các câu lạc bộ ở các lớp, khối và câu lạc bộ nhà trường đặc biệt tăng cường hoạt động tổ chức câu lạc bộ Hát Xoan của lớp, khối, nhà trường nhằm hình thành cho các em HS tính đồn kết, tập thể và nâng cao tính phát huy giữ gìn bản sắc dân tộc..
+ Tổ chức hoạt động thường xuyên: Đối với các câu lạc bộ lớp, khối (tổ chức 1 lần/2 tuần), đối với câu lạc bộ nhà trường (tổ chức 1 lần/tháng).
+ Phối với với các Nghệ nhân phường Xoan An Thái, Kim Đức để tổ chức các buổi truyền dạy cho HS nhằm khơi dạy lòng yêu quê hương đất nước, và ln ln biết giữ gìn bản sắc dân tộc vốn có của tỉnh Phú Thọ
(2). Nội dung của Đoàn Thanh niên, Đội TNTP:
- Đối với hoạt động Đoàn, Đội hàng năm thực hiện theo kế hoạch của Tỉnh Đoàn, Thị đoàn Phú Thọ xây dựng chương trình hoạt động. Các nội dung hoạt động của Đoàn, Đội cần phải xây dựng chương trình hoạt động sao cho khi thực hiện cùng HĐTNST không ị chồng chéo.
- Phối hợp với các bộ phận chuyên trách của nhà trường tổ chức các hoạt động như: Hội diễn văn nghệ theo các chủ đề mang tính truyền thống, liên hoan tiếng hát dân ca trong các trường, toàn thị xã.
- Tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch: Điểm đến là những khu di tích lịch sử, bảo tàng, tìm hiểu lễ hội, danh nhân, cơng trình văn hóa tại các phường Xoan nằm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Kim Đức, An Thái, Kim Đới, Phù Đức). Học sinh viết thu hoạch, áo cáo. Đây là những hoạt động bổ ích, hấp dẫn, góp phần nâng cao chất lượng HĐTNST trong trường THCS.
Các hoạt động như trên một mặt giúp học sinh bộc lộ được năng lực vốn có của mình, mặt khác thơng qua hoạt động này góp phần bồi dưỡng, giáo dục tâm hồn cho học sinh, nâng cao thể lực, nâng cao ý thức đoàn kết, cộng đồng.
Khi tổ chức HĐTNST thì cũng cần phải phối kết hợp với Đoàn, Đội của nhà trường cũng lựa chọn các chủ đề kết hợp xây dựng chương trình tổ chức sao cho phù hợp nội dung và làm phương phú hình thức tổ chức hơn.
Đối với nội dung giáo dục truyền thống trong chương trình HĐTNST, HS khơng chỉ biết nguồn gốc của Hát Xoan, ý nghĩa Hát Xoan mà còn hiểu được truyền thống ông cha để lại cho các cháu và tiếp tục phát huy gìn giữ truyền thống của địa phương. Bên cạnh đó việc giáo dục Đồn, Đội TNTP cũng giúp cho các em HS hiểu được truyền thống của Đoàn, Đội và được tham gia các hoạt động Đoàn, Đội nhằm giúp cho các em có ý thức say mê, thích thú, tự tìm tịi học hỏi….