3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trả
3.2.5. Liên kết với các cơ sở, doanh nghiệp tại địa phương thực hiện
a. Mục tiêu và ý nghĩa biện pháp
Phối kết hợp với các cơ sở tại địa phương tham gia cùng nhà trường trong HĐTNST là một việc hết sức có ý nghĩa và quan trọng. Việc phối kết hợp với các cơ sở đó cũng là tiền để để định hướng nghề nghiệp cho các em HS.
b. Nội dung thực hiện
Muốn làm công tác xã hội giáo dục để nâng cao hiệu quả HĐTNST cần phải tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho các cơ sở, doanh nghiệp về nhà trường, tạo lập uy tín, niềm tin đối với gia đình, cấp ủy Đảng chính quyền địa phương thơng quan việc khẳng định uy tín, chất lượng nhà trường. Để có được sự phối kết hợp với các cơng ty thì nhà trường cũng đã có sự thăm dị về phụ huynh HS. Trong nhà trường có nhiều phụ huynh hiện đang công tác tại các doanh nghiệp trên, bên cạnh đó cịn có một số phụ huynh cũng có những chức danh cao trong doanh nghiệp. Nhờ vậy mà nhà trường an đầu có đã có những buổi gặp mặt trao đổi cơ ản về công tác phối kết hợp với doanh nghiệp.
c. Cách thức thực hiện
Để đảm bảo cho quá trình phối kết hợp thì Hiệu trưởng của các nhà trường cần phải thực hiện như sau:
- Cần khai thác sức mạnh từ phía phụ huynh để nhà trường có những buổi gặp mặt, trao đổi công việc.
- Tổ chức buổi làm việc giữa nhà trường và doanh nghiệp (thông qua phụ huynh của nhà trường là người đang công tác tại doanh nghiệp). Nhà trường đặt vấn đề với doanh nghiệp cùng phối hợp nhà trường tham gia cùng HS tổ chức HĐTNST.
- Nhà trường và doanh nghiệp tổ chức buổi ký kết hợp đồng trong thời hạn là 1 lần/ 1 năm.
- Nhà trường tổ chức HĐTNST l lần/ 1 tháng cho các em HS được tham gia trải nghiệm tại các doanh nghiệp. Sau mỗi lần trải nghiệm HS được viết bài thu hoạch và cảm nhận sau mỗi lần trải nghiệm, mong muốn của mỗi cá nhân HS.
- Nhà trường đề xuất với phòng Giáo dục & Đào tạo thị xã Phú Thọ, UBND thị xã Phú Thọ hàng năm xếp loại trong công tác khen thưởng đối với các doanh nghiệp đã có những cống hiến trong quá trình thực hiện phối hợp với nhà trường tham gia HĐTNST.
- Các doanh nghiệp tạo tiền đề để các em HS THCS có cơ hội được làm việc lại các doanh nghiệp.
- Nhà trường và doanh nghiệp cùng xây dựng quy định chung để từ đó thực hiện.
- Đối với cha mẹ HS: Tham gia hoạt động với nhà trường, với giáo viên và doanh nghiệp để hiểu biết nhiều hơn và đồng thời cũng có những định hướng cơ ản cho các em HS sau này.
- Tổ chức các buổi tọa đàm giữa nhà trường và doanh nghiệp kết hợp với phụ huynh học sinh nhằm đánh giá kết quả sau mỗi lần thực nghiệm tại cơ sở. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện tuy nhiên phải biết quản lý tận dụng sử dụng các CSVC hiện có tránh lãng phí. CSVC phục vụ HĐTNST địi hỏi lớn, vì vậy cần tận dụng tất cả những CSVC của xã hội để tổ chức hoạt động cho học sinh. Kinh phí cũng là yếu tố làm tăng hiệu quả HĐTNST nên tổ chức hoạt động phải chú ý tới yếu tố này.
Muốn làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục để nâng cao hiệu quả HĐTNST cần phải tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng về nhà trường, tạo lập uy tín, niềm tin đối với phụ huynh, cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương thơng qua việc khẳng định uy tín, chất lượng của nhà trường. Nguồn lực tài chính có vai trị quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện các HĐTNST trong trường THCS. Trong điều kiện hiện nay, nguồn tài chính để đảm bảo cho nội dung này ở các trường THCS thị xã Phú Thọ cịn có nhiều hạn chế.
Đối với nhà trường:
Xây dựng môi trường CSVC thân thiện: Đảm bảo đủ những cơng trình xây dựng theo những tiêu chuẩn của trường chuẩn, điều lệ trường THCS.
+ Có hệ thống nước rửa tay. Có bảng tin, điện lưới, có hệ thống thơng tin liên lạc (điện thoại, Internet). Có đủ các thiết bị văn phịng ( àn, ghế, máy tính, máy in, máy photo, ti vi, đầu đĩa, tăng âm loa đài,...) đảm bảo cho các hoạt động giáo dục.
+ Diện tích đảm bảo bình qn trên đầu học sinh.
+ Có tường rào xung quanh trường (hoặc rào tre, hàng rào bằng cây xanh), có cổng và biển điểm trường.
+ Có đủ số phịng học/số lớp để đảm bảo học. Có phịng chờ giáo viên, có tủ thuốc. Có phịng thư viện có đủ sách truyện, có tăng âm loa đài phục vụ cho hoạt động tập thể của điểm trường. Có nhà thư viện ngồi trời. Có bảng tin.
Xây dựng mơi trường không gian trường lớp thân thiện
Giáo dục ý thức giữ gìn, tơn tạo cảnh quan môi trường, vệ sinh công cộng và bảo vệ tài sản của nhà trường. Thực hiện tốt nội qui nhà trường, khơng có hành động vui chơi, sinh hoạt thiếu an tồn.
Tổ chức tốt lao động vệ sinh phòng học hàng ngày (luân phiên vệ sinh trường lớp theo lịch trực nhật). Thực hiện “Ngày lao động xanh” trong khuôn viên nhà trường vào chiều ngày thứ sáu hàng tuần. Mỗi tuần có hai lớp lao động cơng ích.
(2). Các trường cần chủ động xây dựng kế hoạch chi tiêu từ đầu năm học, tăng cường hợp tác, huy động và kêu gọi sự tham gia đóng góp tài trợ về nguồn lực của các tổ chức ngoài nhà trường, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trên địa bàn. Cần phải phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các tổ chức và thống nhất nội dung hoạt động, phải làm tốt cơng tác xã hội hóa hoạt động này bởi đây là trách nhiệm chung của tồn xã hội vì tương lai của một dân tộc, một quốc gia. Song, cũng cần phải được thực hiện theo nguyên tắc:
Các nguồn lực phải được quản lý một cách thống nhất.
Sử dụng nguồn lực đúng mục tiêu, đúng cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Tăng cường kiểm tra, giám sát nguồn lực nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực và xử lý kịp thời những sai phạm.
Làm tốt được những việc nêu trên là những điều kiện đảm bảo mang lại hiệu quả cao cho HĐTNST.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC phục vụ cho HĐTNST nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:
- Lập sổ thống kê theo dõi CSVC và trang thiết bị phục vụ cho HĐTNST. - Xây dựng nội quy, quy chế sử dựng, bảo quản các trang thiết bị phục vụ hoạt động.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên về cách sử dụng, bảo quản các máy móc, trang thiết bị hiện đại hiện có.
- Cần có chế độ khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể khai thác, sử dụng và bảo quản tốt CSVC, các phương tiện phục vụ HĐGDTNST.
(3). Liên kết với các cơ sở, doanh nghiệp: Khu Công nghiệp Phú Hà, Viện khoa học Miền núi phía Bắc, Cơng ty TNHH Một thành viên Chè Thế mới.
- Nhà trường và các doanh nghiệp ký cam kết hợp đồng để tạo điều kiện cho hai ên cùng tham gia HĐTNST. Cụ thể: Sau khi ký cam kết hợp đồng hàng tháng nhà trường tổ chức 2 buổi đến tham quan và học tập cách trồng rau, trồng các loại cây ăn quả. Tại Viện khoa học tổ chức dạy các em HS học cách trồng, chiết ghép cá loại cây….
- Nhà trường ký cam kết với Công ty TNHH Một thành viên Chè Thế mới. Cụ thể: Hàng tháng tỏ chức 01 buổi tới HĐTNST tại Công ty. HS được tham quan nơi làm việc và cách chế biến chè để thành sản phẩm bán ra thị trường.
- Nhà trường liên kết với Khu công nghiệp Phú Hà. Hs được tham quan nơi sản xuất các loại linh kiên điện tử. Được biết quy trình sản xuất và nhận biết sản phẩm điện tử.
- Nhà trường kêu gọi doanh nghiệp cùng đầu tư với nhà trường, Nhà trường tạo nguồn cho doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện liên kết với các đơn vị doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng tạo điều kiện cho nhà trường đối với các em HS. Các Doanh nghiệp tạo tiền đề hướng nghiệp sau khi các em HS hồn thành chương trình học bậc THCS. Doanh nghiệp tiếp nhận để các các em cũng trở thành một nhân lực tương lai.