a. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp quản lý giáo dục về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn đề đổi mới giáo dục trong đó. Trong Nghị Quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn ản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghĩa là cần tổ chức các HĐGD theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Nói tới trải nghiệm sáng tạo (TNST) là nói tới việc học sinh phải kinh qua thực tế, tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới khơng bị gị bó, phụ thuộc vào cái đã có.
Đây chính là những cơ sở pháp lý để hiệu trưởng các trường phổ thơng nói chung và THCS nói riêng đề ra những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các HĐTNST cho HS.
b. Năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường
Quản lý giáo dục có nhiều cấp độ, mỗi cấp độ có ý nghĩa nhất định tới HĐTNST. Ở các trường THCS, hiệu trưởng là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động dạy học và giáo dục. Có thể nói, hiệu trưởng có năng lực quản lý tốt thì mọi mục tiêu giáo dục đặt ra mới trở thành hiện thực. Lý luận cũng như thực tế cho thấy, người hiệu trưởng không những cần có phẩm chất, kiến thức khoa học, nhận thức đúng đắn về HĐTNST, ý nghĩa của việc HĐTNST, cho học sinh, mà cịn cần có năng lực quản lý, hiểu được các biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục... để từ đó quản lý chỉ đạo cán bộ GV thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.
c. Năng lực và phẩm chất sư phạm của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Nhiệm vụ quan trọng của HĐTNST nhằm giúp học sinh có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, khơng theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã iết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề. Chính vì vậy, vai trị của đội ngũ GV - những người trực tiếp tổ chức các HĐTNST cho học sinh là vô cùng quan trọng.
Đội ngũ GV cần có nhận thức đúng đắn về vai trị, ý nghĩa của HĐTNST; có say mê, nhiệt huyết, linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực thì mới có thể mang đến cho học sinh những kiến thức bổ ích, lý thú, có sức thuyết phục.
d. Yếu tố nội dung, chương trình giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức HĐTNST
Nội dung, chương trình giáo dục mang tính thiết thực, phù hợp sẽ kích thích, động viên học sinh tham gia.
Phương pháp, hình thức giáo dục thích hợp sẽ góp phần phát huy vai trị tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, huy động họ tham gia vào quá trình giáo dục, tự giáo dục để hồn thiện nhân cách.
Hình thức tổ chức quản lý người học sẽ phát huy vai trò cá nhân người học, khai thác tiềm năng và trí tuệ của họ, giúp họ phát triển nhân cách theo yêu cầu xã hội.
HĐTNST chỉ có hiệu quả cao khi nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm phát triển tâm, sinh lí lứa tuổi. Vì vậy, nội dung, phương pháp các hình thức tổ chức HĐTNST phải căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi.
Do vậy, tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện, khả năng của các em mà GV có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp. Điều quan trọng là phương pháp được lựa chọn cần phát huy cao độ vai trị chủ động, tích cực, sáng tạo của HS và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có.
e. Yếu tố thuộc về học sinh THCS
Học sinh THCS: 12 đến 16 tuổi (tuổi mới lớn). Ở lứa tuổi này đã hình thành mạnh mẽ năng lực, tự ý thức và nhu cầu tự giáo dục. Vì vậy, đây cũng là yếu tố chi phối đến HĐTNST cho học sinh trung học nói chung và học sinh THCS nói riêng. Tính tích cực của học sinh là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của quá trình tổ chức các HĐTNST cho học sinh. Để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cần phải chú trọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi học sinh THPT. Ở lứa tuổi này học sinh cũng rất dễ mắc phải những sai lầm trong nhận thức, hành vi và dễ có những suy nghĩ ồng bột, nơng nổi nhất thời, bên cạnh đó đơi khi có mơ hồ, ảo tưởng. Vì vậy, tổ chức các HĐTNST cho HS cấp THCS vô cùng ý nghĩa, tuy nhiên các nhà quản lý và các nhà giáo dục phải xây dựng được chương trình để tổ chức các HĐTNST phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phương pháp tổ chức, phát huy khả năng tự giác, tự ý thức, năng lực sáng tạo cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu giáo dục trong nhà trường.
Song hành cùng điểm tích cực, mặt hạn chế lớn nhất là tỏ ra ướng bỉnh, dễ bị kích động, sự vụng về, …. Sự thay đổi về tính tình, hay e thẹn, nhút nhát hoặc khoe khoang, có khi hăng hái nhiệt tình, rồi thờ ơ… là iểu hiện mất thăng ằng trong đời sống tâm lí tuổi dậy thì.
Do vậy, yếu tố học sinh ảnh hưởng khách quan đến HĐTNST. Từ đó cho thấy, vai trị tổ chức, điều hành, định hướng của giáo viên khơng chỉ về HĐTNST mà cịn về hình thành nhân cách, lơi kéo hóc sinh vào bài học bổ ích.. Nắm vững những đặc điểm về tâm sinh lý của học sinh THCS là nền
tảng quan trọng đối với các lực lượng giáo dục. Giáo dục nhà trường cần chú ý đến những đặc điểm trên để tổ chức các HĐGD cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Tổ chức các HĐTNST nếu không chú ý đến các đặc điểm này sẽ khơng thể phát huy được tính tích cực, vai trị chủ thể sáng tạo của học sinh. Nắm vững những đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh THCS, người giáo viên mới có thể tổ chức tốt các HĐTNST cho các em. Đối với HĐTNST, tính tích cực, vai trị chủ thể của học sinh là yếu tố cơ ản quyết định hiệu quả giáo dục của loại hình hoạt động này.
f. Những yếu tố ảnh hưởng đến các điều kiện tổ chức HĐTNST
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục và học sinh. Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chất thiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt động giáo dục. Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục thì các hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc khơng thể thực hiện được, trong đó có HĐTNST.
Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các HĐTNST cũng như tài chính dồi dào sẽ tạo điều kiện cho HS và GV có thể tổ chức đa dạng các HĐTNST với nhiều hình thức và phương pháp khác nhau.