Quản lý đánh giá kết quả học tập và kết quả HĐTNST đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 97 - 98)

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trả

3.2.6. Quản lý đánh giá kết quả học tập và kết quả HĐTNST đồng

thời trong các kỳ xét tuyển cho học sinh

a. Mục tiêu và ý nghĩa biện pháp

Việc đánh giá kết quả học tập và kết quả HĐTNST được sử dụng đồng thời nhằm phát huy tinh thần, trách của các em HS trong quá trình học tập và rèn luyện học tập và tham gia HĐTNST.

b. Nội dung thực hiện

Đối với HĐGDNLLL thì việc kiểm tra đánh giá vẫn còn hạn chế chưa đánh giá sát sao đối với các em HS. Công tác đánh giá của hoạt động này mới chỉ ở mức hình thức cịn phù phiếm, chưa chú trọng chất lượng công tác kiểm tra.Việc kiểm tra đánh giá mới chỉ ở mức chung chung. Đa phần HĐGDNGLL chưa thực sự được hoạt động đúng nghĩa mới chỉ là thoảng qua, nên dẫn đến các em HS thờ ơ, khơng thích tham gia HĐ.

Nhưng đối với HĐTNST thì cơng tác đánh giá là khâu rất quan trọng trong thực hiện hoạt động này. Việc đánh giá HS thông qua HĐTNST giúp cho GV có cái nhìn tổng thể, cụ thể của từng cá nhân HS đạt được các yếu tố về năng lực, phẩm chất,....

Phân tích thực trạng các nhà trường cho thấy thực hiện chưa tốt việc kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm của HĐTNST. Để quản lý HĐTNST thì Hiệu trưởng cần phải thay đổi cách đánh giá kết quả và sử dụng kết quả của HĐTNST như thế nào, thái độ tinh thần của GV và HS khi tham gia hoạt động ra sao.

Lấy kết quả thi đua và chất lượng HĐTNST để đánh giá xếp loại thi đua cho GV và tập thể lớp và của cá nhân HS

c. Cách thức thực hiện

Để làm tốt công tác đánh giá HĐTNST thì cần phải thực hiện:

- Đề xuất phương án đánh giá cụ thể đối với Sở GD&ĐT tỉnh, Phòng GD&ĐT thị xã Phú Thọ: Đánh giá kết quả hoạt động trên từng cá nhân HS và

tập thể. Đặc biệt là phương án đánh giá kết quả của cá nhân HS và đồng thời coi đây là kết quả học tập. Kết quả này được sử dụng vào các kỳ xét tuyển, kỳ thi cuối cấp học.

- Thông báo thông tin rộng rãi trong Hội đồng sư phạm nhà trường. Tổ chức Hội thảo với phụ huynh học sinh và học sinh nhằm chỉ rõ vấn đề mà mà HS sẽ nhận được sau khi tham gia HĐTNST.

- Xác định thời gian kiểm tra, biện pháp kiểm tra và thông tin kết quả kiểm tra.

Để đạt được hiểu quả trong việc sử dụng kết quả đánh giá học tập và kết quả HĐTNST được sử dụng đồng đẳng thì đó là một chiến lược lâu dài và mang lại hiệu quả cao trong thực hiện HĐTNST. Với cách đánh giá HS sử dụng đồng cả hai kết quả trên sẽ là động lực tác động lớn đối với HS để các em học sinh tích cực tham gia học tập và HĐTNST một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)