Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 79 - 81)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo đúng mục tiêu

Mục tiêu của giáo dục THCS là giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết an đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" [30].

Trong đó giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học, hoàn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu biết thơng thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học bậc THPT.

Quán triệt nguyên tắc này là việc xây dựng và sử dụng các biện pháp phải góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐTNST cho HS nhằm giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh theo mục tiêu của cấp học. Tránh những tác động chệch hướng trong thực hiện những biện pháp quản lý.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính kế hoạch, tính tổ chức

Quản lý HĐTNST cần có mục tiêu nhất định, người lãnh đạo phải đề ra được mục đích, yêu cầu của hoạt động trong từng học kỳ và cả năm học để đạt tới mục tiêu bậc học và của tồn Ngành.

Cần có sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục khác cần thống nhất về mục đích, mục tiêu định logic để mang lại hiệu quả giáo dục.

Mọi hoạt động cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết tránh tùy tiện. Từ đó giúp nhà quản lý và những người triển khai chủ động và thực hiện hiệu quả.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

HĐTNST ở trường THCS thị xã Phú Thọ. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, nhược điểm của cơng tác tổ chức HĐTNST cho HS THCS thị xã Phú Thọ để đưa ra những biện pháp quản lý nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của biện pháp tức là các biện pháp được đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế của các trường THCS thị xã Phú Thọ và có khả năng vận dụng trong quá trình quản lý. Các biện pháp quản lý phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả của HĐTNST cho HS THCS thị xã Phú Thọ, nhằm biến quá trình HĐTNST trong nhà trường thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện, tự khai thác, khám phá của mỗi học sinh. Các biện pháp tổ chức quản lý phải có tác dụng đem lại sự chuyển hóa một cách tự giác để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS

Đặc điểm của HĐTNST là nội dung, hình thức tổ chức đa dạng, do đó biện pháp tổ chức HĐTNST phải phù hợp với đặc trưng của hoạt động.

Các HĐTNST phải được tổ chức cho phù hợp với lứa tuổi học sinh, khi tổ chức cần chú ý khai thác được mặt mạnh của học sinh sẽ thúc đẩy học sinh hành động đúng, hình thành các năng lực, phẩm chất cần thiết.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia

Các biện pháp đưa ra phải đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý HĐTNST trong các trường THCS thị xã Phú Thọ. Quá trình quản lý HĐTNST phải được thực hiện trong sự phối hợp giữa các lực lượng và chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Vì vậy, việc đưa ra một số biện pháp quản lý đối với HĐTNST THCS phải có tính hệ thống, đồng bộ nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng, những yếu tố tích cực, hạn chế những ảnh hưởng, những yếu tố tiêu cực tác động vào quá trình tổ chức HĐTNST trong các trường THCS thị xã Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)