Thực trạng việc đánh giá kết quả tổ chức HĐTNST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 65)

2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trƣờng THCS

2.2.4. Thực trạng việc đánh giá kết quả tổ chức HĐTNST

Trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đánh giá học sinh và đánh giá chương trình trải nghiệm sáng tạo là vơ cùng quan trọng. Kết quả này giúp giáo viên đánh giá đúng được năng lực của học sinh, từ đó có thể hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của từng cá nhân học sinh. Thơng qua việc đánh giá chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhà trường có thể đánh giá kết quả thực hiện

chương trình giáo dục của trường, cấp lớp, xem xét kế hoạch thực hiện có mang tính thực tiễn khơng, nội dung hoạt động cũng như q trình thực hiện có thích hợp khơng, hiệu quả thu được trên học sinh có cao khơng. Điều này giúp cải tiến, đổi mới phương pháp chỉ đạo thực hiện chương trình trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường đạt hiệu quả hơn. Đề tài khảo sát trên 132 CB, GV thuộc 6 trường THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ, kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng đánh giá kết quả thực hiện HĐTNST

TT Nội dung Mức độ thực hiện X TB Tốt Khá Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1 Kiểm tra mặt nhận thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị so với các yêu cầu đặt ra của mục tiêu hoạt động.

27 20.5 30 22.7 45 34.1 30 22.7 2.41 1

2

Kiểm tra mức độ năng lực, sự trưởng thành, tiến bộ của học sinh sau mỗi hoạt động.

23 17.4 31 23.5 46 34.8 32 24.2 2.34 2

3

Sử dụng kết quả đánh giá hoạt động phục vụ cho việc đưa ra các quyết định đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cuối mỗi học kỳ và năm học.

30 22.7 5 3.8 27 20.5 70 53.0 1.96 6

4 Đánh giá thông qua quan

sát, dự hoạt động. 30 22.7 17 12.9 47 35.6 38 28.8 2.30 3

5

Đánh giá năng lực xã hội của học sinh thông qua các bài trắc nghiệm chuẩn hóa, các bài trắc nghiệm giáo viên tự xây dựng.

27 20.5 15 11.4 40 30.3 50 37.9 2.14 5

6

Đánh giá năng lực học sinh thông qua các tình huống giả định.

Kết quả cho thấy:

Nội dung thực hiện có hiệu quả nhất Kiểm tra mặt nhận thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị so với các yêu cầu đặt ra của mục tiêu hoạt động. đạt điểm TB là X = 2.41. Bên cạnh đó các nội dung: Kiểm tra mức độ năng lực, sự trưởng thành, tiến bộ của học sinh sau mỗi hoạt động; Đánh giá thông qua quan sát, dự hoạt động cũng được đánh giá cao.

Bên cạnh đó cịn có một số nội dung đánh giá chưa mang lại hiệu quả cho HĐTNST đó là: Sử dụng kết quả đánh giá hoạt động phục vụ cho việc đưa ra

các quyết định đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cuối mỗi học kỳ và năm học.

Đây là nội dung được nhắc tới trong kết quả trao đổi giữa tác giả với cô Nguyễn M. H tổ trưởng chuyên môn trường THCS Phú Hộ. Cô chia sẻ “ Hiện tại nhà

trường chưa có thang điểm, việc đánh giá gắn liền với xếp loại hạnh kiểm cuối kỳ, cuối năm học, tuy nhiên đánh giá của giáo viên lại thiên về “Kiểm tra mức độ năng lực, sự trưởng thành, tiến bộ của học sinh sau mỗi hoạt động”,ít được

thực hiện, có thể đây là một khó khăn đối với GV cấp THCS, hiện nay việc đánh giá HĐTNST vẫn gắn với đánh giá hạnh kiểm, đạo đức chưa theo hướng tiếp cận năng lực với yêu cầu đổi mới hiện nay một trong những nguyên nhân do: Quy trình, thang bậc đánh giá chưa được thống nhất, hướng dẫn cụ thể, cũng như tài liệu quy chuẩn; Đa phần giáo viên hiện nay chú trọng đến kiến thức hàn lâm, khoa học, luyện thi; Một số trường cịn năng ệnh thành tích;….

Cùng kết quả phân tích đánh giá như trên, rất ít GV nắm được cách thức thực hiện hay quy trình đánh giá, phương pháp đánh giá HĐTNST. Hiện nay, đa số các trường gắn đánh giá HĐTNST với đánh giá hạnh kiểm mà chưa thấy đề cập đến quan sát trong hoạt động, bài viết thu hoạch, sản phẩm học tập, giải quyết tình huống, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,...); thiết kế các công cụ, các tình huống đánh giá đúng kỹ thuật; tổ chức thu thập được các thơng tin chính xác, trung thực…điều này làm cho kết quả đánh giá chưa chính xác cũng như giảm đi ý nghĩa của HĐTNST.

Có thể thấy, HĐTNST tại các trường THCS còn hạn chế cơ ản ở phương pháp thực hiện, cách thức thực hiện tuy có nhiều chuyển biến, song cịn một số hạn chế. Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần GV chưa coi trọng việc đánh giá, mà còn nặng về dạy học trên lớp, ít chú trọng hoạt động học của HS, ít có giáo viên tâm huyết với các HĐTNST mà hầu hết cho đó là của Đội TNTP, Đoàn trường, các hoạt động NGLL và đặc biệt GV chưa khơi gợi được HS trong các hoạt động đánh giá HĐTNST. Đây là một trong những yếu tố mà các nhà QL cần quan tâm để chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn GV khi thực hiện HĐTNST nhằm hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)