Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 75 - 79)

nghiệm sáng tạo ở các trƣờng THCS tại địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

a. Ưu điểm

Như đã trình bày trong phần tổng quan ở Mục 2.1, trong những năm học qua, ngành GD&ĐT thị xã Phú Thọ nói chung và bậc THCS ở thị xã Phú Thọ nói riêng đã có những ước phát triển mạnh mẽ và tồn diện về quy mơ trường lớp, đội ngũ nhà giáo, đội ngũ CBQL. Cơ sở vật chất và kinh phí đã được nâng cấp, cải thiện nhiều. Chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng mũi nhọn khơng ngừng được nâng cao, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho địa phương.

Công tác quản lý HĐTNST được điều chỉnh, đôn đốc thường xuyên. Việc chỉ đạo kịp thời của Phòng GD&ĐT, tinh thần trách nhiệm của HT các trường THCS, sự đồng thuận nhất trí cao của đội ngũ là những nguyên nhân góp phần tạo nên hiệu quả của giáo dục. Qua khảo sát, phân tích thực trạng ở các Mục 2.2, 2.3 của Chương 2 cũng đã đánh giá cụ thể những ưu điểm trong việc quản lý HĐTNST của Hiệu trưởng các trường THCS.

- Xét ở mức độ nào đó, có thể khẳng định tính vựợt trội của HÐTNST cho HS các trường THCS có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và hình thành nhân cách cho HS.

- Nội dung, hình thức, chủ đề hoạt động tương đối đa dạng, lồng ghép nhiều kỹ năng trong hoạt động. Qua đó nâng cao hiểu iết, kinh nghiệm và các kỹ năng sống của HS, chính vì vậy mà thu hút HS tự nguyện, tích cực tham gia các HÐTNST và hưởng ứng tích cực.

- Nhà trường đã thực hiện đa dạng các hình thức như tổ chức trò chơi, tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp, câu lạc ộ…..

đó một số phương pháp được sử dụng thường xuyên và hiệu quả. Với việc sử dụng các hình thức, phương pháp trên sẽ làm cho mối quan hệ thầy trị thêm gắn ó, GV và HS có điều kiện mở rộng mối quan hệ hiểu iết nhau hơn, số đơng HS có cơ hội gần gũi, tìm hiểu giúp đỡ nhau trong học tập, trao đổi khoa học, mở rộng quan hệ giao lưu, hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, kỹ năng giao tiếp, năng lực ứng xử. Tạo sân chơi lành mạnh cho HS được giải tỏa tâm lý, thư giãn, thoải mái sau những giờ học căng thẳng khép kín trên lớp, kích thích sự ham hiểu iết tìm tịi sáng tạo của các em, làm cho khơng khí trường lớp sơi động, vui vẻ, mọi người cảm thấy hòa đồng gần gũi, gắn ó với nhau, phát huy ở HS tinh thần tập thể hợp tác với cộng đồng, ý thức trách nhiệm cơng dân, xây dựng ầu khơng khí đồn kết thân ái trong tập thể nhà trường.

- Công tác quản lý HÐTNST ước đầu đã có hiệu quả, trong đó các trường đã quản lý HÐTNST một cách khoa học, chính xác, xác định nhân lực, vật lực cụ thể. Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện đến tất cả thành viên trong nhà trường như CBQL, GV, và nhân viên…

b. Hạn chế

- Một số CBQL và giáo viên vẫn chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của HÐTNST đối với học sinh THCS. Một số giáo viên chỉ chú trọng đến truyền thụ kiến thức khoa học và ỏ qua việc tổ chức HÐTNST cho học sinh.

- Một số cha mẹ học sinh do áp lực thi cử nên không muốn con tham gia các HÐTNST vì sợ tốn thời gian.

- Việc xây dựng kế hoạch HÐTNST đã có nhiều cố gắng nhưng thực chất chưa ài ản và chưa đạt yêu cầu, quản lý nội dung chương trình của CBQL cịn nhiều yếu kém.

- Hình thức hoạt động chưa phong phú, nội dung nghèo nàn, chưa phù hợp với nguyện vọng nên chưa lôi cuốn, tạo sức hấp dẫn đối với HS. Nhà trường chưa dành nhiều kinh phí cho hoạt động, ngại tốn kém. Tổ chức quản lý chưa chặt chẽ, việc kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức.

- Việc ồi dưỡng năng lực cho giáo viên và học sinh còn ị xem nhẹ, chưa được đầu tư. Chính vì vậy kỹ năng tổ chức của giáo viên ị hạn chế, chỉ ám sát nội dung theo sách không sáng tạo thêm các ý tưởng cho hoạt động.

- Chuẩn kiểm tra đánh giá, khen thưởng cho hoạt động này chưa rõ ràng, chưa có tác dụng thúc đẩy hoạt động đi vào chiều sâu giữa các trường có phong trào HĐTNST tốt và các trường thực hiện chưa tốt.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngồi nhà trường cịn thấp. Chưa mở rộng phạm vi hoạt động giao lưu với các lực lượng cộng đồng.

Kết luận chƣơng 2

Qua nội dung khảo sát, phân tích, có thể thấy, trong thời gian qua, việc quản lý HĐTNST tại các trường THCS thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả, những thành tựu nhất định. Điều này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng tồn diện cho các trường nói riêng và ngành GD&ĐT thị xã Phú Thọ nói chung. Đây cũng là yếu tố quan trọng để giúp các HT tự nhận thức, đánh giá ản thân mình để tự rèn luyện nâng cao năng lực của chính mình trong cơng tác quản lý ở trường THCS.

Quá trình nghiên cứu cho thấy phần lớn CBQL, GV, học sinh ở các trường THCS đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải thực hiện HĐTNST cho học sinh. Các nhà trường đã tổ chức một số hoạt động phù hợp với học sinh, thu hút được sự tham gia của các lực lượng bên trong và bên ngồi nhà trường, ước đầu có tác dụng tích cực, giúp học sinh rèn luyện và hình thành nhân cách.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu, đánh giá chân thực từ thực trạng cho thấy, thực tiễn quản lý HĐTNST trong các trường THCS thị xã Phú Thọ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, địi hỏi có những biện pháp quản lý hiệu quả hơn. Những kết quả nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số biện pháp ở chương tiếp theo.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THỊ XÃ PHÚ THỌ,

TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)