Khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 98)

3.3.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát đánh giá ý kiến của CBQL, GV về những biện pháp đề xuất và khảo nghiệm xác định tính hiệu quả của các biện pháp để thực hiện các biện pháp đã đề xuất.

3.3.2. Nội dung khảo sát

Để tiến hành đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả đã tiến hành điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL,GV tại các trường THCS thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

3.3.3. Đối tượng khảo sát

- Nhóm đối tượng là CBQL là 12 người - Nhóm đối tượng là GV có 120 người

3.3.4. Kết quả thăm dò

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

TT Các nhóm biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết X Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Tổ chức tuyên truyền tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán ộ, giáo viên học sinh và lực lượng giáo dục có ý thức, trách nhiệm đối với việc nâng cao hiệu quả HĐTNST trong nhà trường

130 98,5 2 1.5 0 0 3.98 1

2

Quản lý phát triển Chương trình HĐTNST gắn với giáo dục truyền thống địa phương

127 96.2 5 3.8 0 0 3.96 3

3 Xây dựng nhóm chuyên trách phụ

trách HDTNST 120 91 10 7.5 2 1.5 3.89 6 4 Bồi dưỡng GVCN về kỹ năng tổ chức

HĐTNST đáp ứng yêu cầu đổi mới 123 93.1 7 5.4 2 1.5 3.91 5 5 Liên kết với các cơ sở, doanh nghiệp

tại địa phương thực hiện HĐTNST 128 97.0 3 2.2 1 0.8 3.97 2

6

Quản lý đánh giá kết quả học tập và kết quả HĐTNST đồng thời trong các kỳ xét tuyển cho HS 127 96.2 4 3.0 1 0.7 3.95 4 0 20 40 60 80 100 BP 1 BP 2 BP 3 BP4 BP 5 BP 6 Rất cần thiết Cần thiết Khơng cần thiết %

Bảng 3.2. Tính khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp TT Các nhóm biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi X Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Chiến dịch tuyên truyền tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán ộ, giáo viên học sinh và lực lượng giáo dục có ý thức, trách nhiệm đối với việc nâng cao hiệu quả HĐTNST trong nhà trường

127 96.2 4 3.0 1 0.7 3.95 3

2

Phát triển Chương trình HĐTNST gắn với giáo dục truyền thống địa phương

129 97.8 2 1.5 1 0.7 3.96 2

3 Xây dựng nhóm chuyên trách phụ

trách HDTNST 130 98.5 2 1.5 0 0 3.98 1 4

Bồi dưỡng GVCN về kỹ năng tổ chức HĐTNST đáp ứng yêu cầu đổi mới

123 93.1 8 0.6 1 0.7 3.92 6

5 Liên kết với các cơ sở, doanh nghiệp tại

địa phương thực hiện HĐTNST 126 95.5 4 3.0 2 1.5 3.93 5 6 Sử dụng kết quả học tập và kết quả HĐTNST đồng thời trong các kỳ xét tuyển cho HS 125 94.6 5 3.9 2 1.5 3.94 4 0 20 40 60 80 100 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6 Rất khả thi Khả thi Khơng khả thi %

Qua kết quả khảo sát tính khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất được thống kê ở các bảng 3.1; 3.2 và sự thể hiện ở biểu đồ 3.1 ta có thể kết luận:

Trong 6 biện pháp trên đều được đánh giá rất khả thi, rất cần thiết. Tổng điểm trung bình của các biện pháp đều đạt ở mức rất khả thi và rất cần thiết.

Số liệu trong các bảng trên cho thấy, về cơ ản các iện pháp nêu trên đều được các nhà quản lý, cán bộ nguồn CBQL, GV tán thành và đánh giá có khả thi. Trong những biện pháp trên có biện pháp đều rất cần thiết, nhưng để tổ chức thực hiện tức là mức độ khả thi lại địi hỏi, u cầu ở những góc độ khác, và cần sự nỗ lực không chỉ yếu tố nội lực mà ngoại lực ngành giáo dục.

Điều đó chứng tỏ 6 biện pháp chúng tôi đưa ra là cần thiết và có khả năng vận dụng vào thực tế quản lý HĐTNST tại các trường THCS thị xã Phú Thọ, Phú Thọ.

Từ căn cứ này, có thể thấy nếu các biện pháp trên được áp dụng trong những điều kiện thuận lợi như đã nói, chắc chắn việc tổ chức thực hiện HĐTNST trong các trường THCS sẽ đạt được hiệu quả cao.

Tiểu kết chƣơng 3

Để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại, việc xây dựng và tổ chức các HĐTNST trong các trường THCS nói chung và trường THCS thị xã Phú Thọ nói riêng là rất cần thiết. Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, đề tài chúng tôi đã đưa ra 6 biện pháp quản lý HĐTNST cho HS THCS Phú Thọ. Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Mỗi biện pháp có vai trị riêng song chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho các nhà quản lý giáo dục thực hiện tốt chức năng quản lý HĐTNST cho học sinh tại trường mình. Trong quá trình quản lý, nhà quản lý phải vận dụng phối hợp đồng bộ, sáng tạo các biện pháp đã nêu tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường sẽ đạt hiệu quả giáo dục HĐTSNT cho học sinh như mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của các nhà trường THCS thị xã Phú Thọ hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh CNH-HĐH, hội nhập quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hóa địi hỏi Đảng ta, toàn dân ta xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa có năng lực sáng tạo, chủ động và làm chủ bản thân cũng như tương lai đất nước. Đây là trách nhiệm nặng nề và có ý nghĩa to lớn đối với giáo dục nước nhà. Kết quả nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường THCS thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ”

tác giả thu được kết quả sau:

1.1. Trên cơ sở đọc và tiếp thu có chọn lọc, luận văn xây dựng cơ sở lý luận cho quá trình nghiên cứu về các khái niệm, nội dung của HĐTNST, đặc biệt luận giải nội dung cốt lõi về quản lý HĐTNST trong trường THCS, phân tích các yếu tố ảnh hưởng.

1.2. Luận văn đã đánh giá đúng khách quan thực trạng HĐTNST tại các trường THCS thị xã Phú Thọ và, thực trạng quản lý HĐTNST ở trường THCS thị xã Phú Thọ. Kết quả khảo sát cùng thực tiễn cho thấy, quản lý HĐTNST ở trường THCS thị xã Phú Thọ còn hạn chế nhiều mặt như nội dung, phương pháp, hình thức, ….

1.3. Trên cơ sở lý luận và hạn chế thực trạng, luận văn đề xuất 05 biện pháp cơ ản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐTNST ở trường THCS thị xã Phú Thọ: (1) Chiến dịch tuyên truyền tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục có ý thức, trách nhiệm đối với việc nâng cao hiệu quả HĐTNST trong nhà trường; (2) Phát triển Chương trình HĐTNST gắn với giáo dục truyền thống và nội dung giáo dục Đoàn, Đội; (3) Xây dựng nhóm chuyên trách phụ trách HĐTNST; (4) Bồi dưỡng GVCN về kỹ năng tổ chức HĐTNST đáp ứng yêu cầu đổi mới; (5) Liên kết với các cơ sở, doanh nghiệp tại địa phương thực hiện HĐTNST; (6) Sử dụng kết quả học tập và kết quả HĐTNST đồng thời trong các kỳ xét tuyển cho HS;

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi cho thấy, các biện pháp đưa ra được đánh giá có tính cần thiết và rất cần thiết với trị TB (3.63), và tính khả thi với trị TB (3.94).

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục- Đào tạo

Bộ GD&ĐT cần có hệ thống các văn ản pháp quy, qui định cụ thể khung chương trình HĐTNST.

Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn giúp cho việc đánh giá kết quả giáo dục TNST cụ thể và chính xác hơn.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Mở các lớp tập huấn về HĐTNST cho cán ộ quản lý, GV chủ nhiệm lớp, Tổng phụ trách Đội, Cán bộ Đoàn thanh niên tham gia HĐTNST trong các nhà trường để nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức HĐTNST, tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn - nghiệp vụ.

- Xây dựng nội dung, chương trình HĐTNST phù hợp với điều kiện đội ngũ, kinh tế cũng như cơ sở vật chất của nhà trường đồng thời tổ chức xây dựng thang điểm quy chuẩn, kiểm tra đánh giá thường xuyên với các trường trong HĐTNST.

- Tiếp tục đầu tư CSVC các nhà trường, cải thiện điều kiện giảng dạy của giáo viên, tăng cường trang bị thiết bị dạy học.

2.4. Với các nhà trường THCS

- Phải làm cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường quán triệt được tầm quan trọng của HĐTNST từ đó chủ động tham gia vào hoạt động này. Có kế hoạch, nội dung, biện pháp cụ thể, phù hợp phối hợp một cách đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo sức mạnh tổng hợp đưa đến hiệu quả giáo dục cao.

phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo và thực hiện tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức các HĐTNST cho học sinh.

- Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp và chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động TNST cho học sinh.

- Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn cấp trên, triển khai hoạt động tập huấn cấp trường, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong trường, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. AP.Aunapu (1997), Quản lý là gì. Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Ban chấp hành TW Đảng (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, số 29 - NĐ/TW, Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hà Nội

3. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý

luận và thực tiễn. Nxb Thống kê.

4. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Thiết kế mẫu một số mô đun giáo dục mơi trường ngồi giờ lên lớp, Dự án Vie/98/018 Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dự thảo chương trình tổng thể GDPT

sau năm 2015

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dự thảo đề án đổi mới chương trình và

sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo Tổ chức hoạt động trải

nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thơng và mơ hình trường phổ thơng gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn Kĩ năng xây dựng và

tổ chức các hoạt động TNST trong trường học, Hà Nội.

9. Bộ giáo dục và đào tạo(2007), Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học, Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày

02/4/2007. Nxb giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Bài giảng lý luận đại

cương về quản lý, Trường Đại học Giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội.

11. Bùi Ngọc Diệp (2014), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

12. Dự thảo Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông ngày 28/2017. 13. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý học dạy học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Lê Đắc (1997), Cơ sở tâm lý học của công tác giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư, Luận án PTS KH.

16. Trần Ngọc Giao, Đặng Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Mai Phƣơng,

Chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực: vấn đề dạy học và tổ chức dạy học.

17. H.Koontz, C.Odonnell, H.Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (2010), Về phát triển toàn diện của con người thời kỳ CNH – HĐH. Nxb Chính trị Quốc gia.

19. Đỗ Nguyên Hạnh (1988), “Một vài hình thức giáo dục học sinh ngoài

giờ lên lớp có hiệu quả”, Tạp chí NCGD, (2).

20. Nguyễn Thị Thu Hoài (2010), Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm

sáng tạo giải pháp phát huy năng lực người học. Nxb Đại học sư phạm

Hà Nội.

21. Lê Huy Hoàng (2012), Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thơng mới. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

22. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận

và thực tiễn. Nxb giáo dục, Hà Nội.

23. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Liên (chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tƣởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. Nxb Giáo dục Việt Nam.

25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và

thực tiễn. Nx ĐHQG Hà Nội.

26. Hồ Chí Minh (1995), Về xây dựng con người mới. Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

27. Hoàng Phê (chủ biên), (1997), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học.

28. Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Phú Thọ (2016), Thống kê chất lượng giáo dục bậc THCS, 2015-2016, Phú Thọ.

29. Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Phú Thọ (2016), Thống kê chất lượng giáo dục đội ngũ cán bộ giáo viên bậc THCS, Phú Thọ.

30. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục-đào tạo TW1, Hà Nội.

31. Quốc hội (2005), Luật giáo dục, Số: 38/2005/QH11, Hà Nội.

32. Quốc hội khóa 13(2014), Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình về sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Hà Nội.

33. Đinh Thị Kim Thoa (2012), Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt

động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

34. Đinh Thị Kim Thoa (2012), Mục tiêu năng lực, nội dung chương trình, cách đánh giá trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

35. Đinh Thị Kim Thoa (2013), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Góc nhìn từ lý thuyết “học từ trải nghiệm”. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

36. Đỗ Ngọc Thống (2009), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - kinh nghiệm quốc

tế và vấn đề của Việt Nam. Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

37. Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 03 năm 2015 Phê duyệt Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên)

Kính thưa q Thầy/Cơ!

Để nghiên cứu nâng cao hiệu quả Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, xin Thầy/Cô vui lịng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung dưới đây bằng cách

đánh dấu “X” vào ô lựa chọn hoặc hoặc ghi phần trả lời theo yêu cầu của câu hỏi. Ý kiến của Thầy/Cô chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Rất mong

nhận được sự hợp tác của quý Thầy/Cô. Trân trọng cảm ơn!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)