1.5. Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.5.2. Quản lý nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
HĐTNST là một quá trình trong đó khâu đầu tiên là xây dựng kế hoạch. Kế hoạch hóa là chức năng quan trọng hàng đầu trong cơng tác quản lý vì thiếu tính kế hoạch giáo dục khó đạt được kết quả cao.
Muốn kế hoạch có tính khả thi và hiệu quả cần phải đầu tư suy nghĩ để hoạch định từ những vấn đề chung nhất đến những vấn đề cụ thể. Từ những vấn đề mang tính chiến lược đến những vấn đề mang tính chiến thuật trong mỗi giai đoạn. Do đó, QL nội dung HĐTNST cần:
Phân tích thực trạng HĐTNST trong năm học thông qua thực tế công việc và tổng kết tình hình giáo dục trong năm. Từ đó rút ra những ưu điểm và khuyết điểm, sắp xếp từng vấn đề để giải quyết.
Căn cứ mục tiêu giáo dục, văn ản chỉ đạo, kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT về hoạt động HĐTNST để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng học kỳ, năm học, khóa học. Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nhằm phối hợp thống nhất và hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường.
Tìm hiểu nhận thức về các nội dung HĐTNST trong nhà trường, có kế hoạch điều chỉnh các hành vi lệch chuẩn, hướng những suy nghĩ mang tính cá biệt của HS.
kỹ thuật và phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục để chọn hình thức tổ chức HĐTNST có hiệu quả.
Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng định hướng cho HĐTNST tại trường trong từng thời điểm của năm học. Quản lý nội dung chương trình HĐTNST là quản lý việc xây dựng chương trình khung tơn trọng tính hệ thống, đảm bảo sự nhất qn và khơng bị trùng lặp. Chương trình HĐTNST phải thể hiện được nội dung HĐTNST và phải hướng tới mục tiêu HĐTNST. Việc thiết kế chương trình khơng chỉ phù hợp nội dung, mục tiêu cấp học mà cịn kinh phí, độ tuổi từng lớp học sinh. Người quản lý phải chỉ đạo và kiểm tra người dạy thể hiện được các nội dung trong chương trình HĐTNST thơng qua việc xây dựng và phát triển chương trình, chuẩn bị, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và đánh giá kết quả của người học.
Do vậy, QL nội dung HĐTNST cần phải phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng, biểu hiện hiệu quả của tổ chức HĐTNST cho học sinh. Hiệu trưởng cần tăng cường quản lý để nắm bắt xem học sinh có phát huy cao độ tính tự giác, tính độc lập, sáng tạo trong HĐTNST dưới vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của GV, tạo nên sự cộng hưởng giữa người giáo dục và người được giáo dục hay không.
Quản lý nội dung HĐTNST là quản lý hoạt động của cá nhân học sinh trong mối quan hệ với tập thể; quản lý nhu cầu, động cơ, hứng thú, tính tích cực tham gia và tổ chức hoạt động của học sinh; quản lý quá trình và kết quả học sinh vận dụng các nội dung giáo dục vào thực hiện các hoạt động tự giáo dục, HĐGD trong và ngoài nhà trường gắn với những yêu cầu của HĐTNST.
Quản lý thực hiện nội dung HĐTNST trên cho học sinh cần quan tâm, giám sát việc xây dựng nội dung trong kế hoạch, chương trình tổ chức các HĐTNST ở các cấp độ hoạt động chung của nhà trường, hoạt động của từng khối lớp, hoạt động từng lớp, hoạt động của tổ chuyên môn và các kế hoạch tổ
HĐTNST ngoài giờ học, các hoạt động phong trào, các chương trình tự đăng kí, giao ước tự giáo dục.