1.5. Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.5.3. Quản lý hình thức và phương pháp tổ chức của hoạt động trả
nghiệm sáng tạo
HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động cơng ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Hiệu trưởng chỉ đạo GV có thể sử dụng a nhóm phương pháp sau đây khi thực hiện HĐTNST cho học sinh: nhóm phương pháp thuyết phục, nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và nhóm các phương pháp kích thích tính tích cực hoạt động và điều chỉnh hành vi. Tuy nhiên, mỗi nhóm phương pháp trên đều có ưu điểm, hạn chế nhất định nên cần có sự lựa chọn, vận dụng phối hợp một cách hợp lý trong quá trình tổ chức hoạt động để mang đến hiệu quả giáo dục cao nhất.
Hiệu trưởng chỉ đạo HĐTNST thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội như: các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống, các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham gia các lễ hội truyền thống, tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn,...
1.5.4. Quản lý kiểm tra đánh giá của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTNST là tập trung vào quản lý mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện ở các khâu lập kế hoạch kiểm tra đánh giá; tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá trong ình xét hạnh kiểm, các danh hiệu thi đua, khen thưởng cho học sinh; làm sao để HĐTNST cho học sinh thấm sâu vào từng CBQL, GV, nhân viên và từng học sinh như một nhu cầu, hoạt động ý nghĩa thiết thực, tránh hình thức, chiếu lệ.