Tổ chức tuyên truyền tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 85)

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trả

3.2.1. Tổ chức tuyên truyền tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán

bộ, giáo viên và học sinh và các lực lượng giáo dục có ý thức, trách nhiệm cao đối với việc nâng cao hiệu quả HĐTNST trong nhà trường

a. Mục đích và ý nghĩa

Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và coi giáo dục là một trong những quyết sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước đã thường xun có những chính sách và giải pháp để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục nước ta nói chung và trên địa bàn thị xã Phú Thọ nói riêng.

Nhận thức có vai trị hết sức quan trọng trong quá trình làm chuyển biến hành động của một tổ chức, cá nhân. CB, GV, HS và các lực lượng liên quan hiểu được việc nâng cao nhận thức về HĐTNST có ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này để từ đó có sự chuyển biến về nhận thức, ý thức tự giác, trách nhiệm cao, tích cực đối với các HĐTNST, hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo góp phần phát triển nhà trường.

b. Nội dung thực hiện

Mục tiêu của HĐTNST nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, có năng lực tâm lý – xã hội…; giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân xây dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này. Ở bậc trung học cơ sở, HĐTNST nhằm hình thành cho HS lối sống tích cực, biết cách hồn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân, biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức cơng dân… và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

HĐTNST cho học sinh; có chủ trương đúng đắn để định hướng các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo hướng chuẩn hoá đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Tổ chức hội nghị, quán triệt mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐTNST cho toàn thể cán bộ GV, HS và các lực lượng giáo dục về ý nghĩa của HĐTNST đối với phát triển nhân cách của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.

Xây dựng kế hoạch thực hiện trong các nhà trường, khối lớp và các thành viên trong nhà trường nắm được HĐTNST.

c. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng, các CBQL phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về HĐTNST trong các trường THCS; phải xem công tác này là nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện rõ chức năng QL nhà trường của HT; phải xác định HĐTNST trong các trường THCS là phát huy nội lực, tiềm năng của mỗi HS là con đường quan trọng để hình thành nhân cách, năng lực của con người trong thời kỳ hiện đại. Đồng thời HT cần nghiên cứu đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường các HĐTNST, nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong nhà trường hiện nay; cần sử dụng nhiều hình thức tác động và làm cho đội ngũ CB, GV có nhận thức đúng đắn, như:

Tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về HĐTNST, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV trong nhà trường thông qua hội nghị, mở các lớp tập huấn, các cuộc họp hội đồng sư phạm, các buổi chào cờ,.... Trên cơ sở các văn ản của cấp trên, HT cụ thể hóa thành chủ trương, kế hoạch của nhà trường đối với từng vấn đề; sau đó triển khai, phổ biến rộng rãi các kế hoạch đó nhằm làm cho đội ngũ CB, GV thấy rõ vai trị, trách nhiệm của mình với u cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời xác định nhiệm vụ của mình trong tổ chức các HĐTNST trong các trường THCS để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ. Từ đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, tính tích

cực, tự tìm hiểu trong tổ chức các HĐTNST trong các trường THCS. Việc làm này cần phải được nhà trường thực hiện thường xuyên, lâu dài và có kế hoạch trong nhiều năm, trong từng thời điểm, từng điều kiện cụ thể.

Lãnh đạo trường như cán ộ quản lý HT, PHT, TTCM cần đi đầu trong việc tổ chức các HĐTNST, là người tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho cán bộ, GV trong nhà trường noi theo. CBQL cần tạo ra một bầu khơng khí làm việc cởi mở, thân thiện, biết chia sẻ, hỗ trợ và tin cậy lẫn nhau sẽ góp phần rất lớn để thực hiện thành cơng mục tiêu đổi mới bằng các chương trình học tập, bồi dưỡng GV, bồi dưỡng theo chu kì, bồi dưỡng thường xuyên. Khi nhận thức được rõ vấn đề đó, chắc chắn mỗi GV sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với chuyên môn để đầu tư công sức vào mỗi bài giảng hơn theo đúng yêu cầu cần thiết trong tình hình hiện nay. Bởi vậy, nếu chỉ có nhà QL cùng tập thể lãnh đạo nhận thức đầy đủ thì chưa đem lại kết quả mong đợi, mà nhà QL phải làm cho tập thể cùng nhận thức một cách sâu sắc và đầy đủ.

Tổ chức có hiệu quả các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn với chun đề về HĐTNST trong các trường THCS; thông qua dự giờ thăm lớp, qua GV chủ nhiệm lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đồn, Đội, ngoại khóa,… HT giải thích, giáo dục và phát động sâu rộng trong GV, HS thành phong trào tổ chức HĐTNST và đề ra yêu cầu cụ thể về lồng ghép, kỹ thuật thực hiện trong tháng đối với mỗi GV để qua ứng dụng GV thấy được vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết và hiệu quả của HĐTNST trong các trường THCS, thấy được trách nhiệm của mình đối với yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường, đồng thời giúp cho HS có những suy nghĩ, nhận thức được tầm quan trọng của HĐTNST trong các trường THCS và những yêu cầu về mặt kỹ thuật thực hiện. Từ đó, giúp cho GV có những suy nghĩ và có những định hướng đúng đắn trong việc HĐTNST trong các trường THCS.

HĐTNST trong các trường THCS… để có sự hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời, giúp GV có nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, từ đó có những hành động thiết thực trong tổ chức HĐTNST trong các trường THCS.

Xây dựng kế hoạch, các quy định về QL điều hành, khai thác và bảo vệ. Khi tổ chức thực hiện cần quan tâm đến hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình nhận thức, những tâm tư tình cảm, ý chí khắc phục khó khăn của mọi người để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Kiểm tra phải có sự đánh giá theo từng thời gian nhất định. Việc đánh giá quá trình nhận thức của đội ngũ GV phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo. Đặc biệt, đối với GV có tuổi nghề cao có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức HĐTNST của họ hơi khó khăn. Trong các trường hợp này thường dùng các biện pháp nêu gương, động viên thuyết phục là chủ yếu, hạn chế các biện pháp hành chính cưỡng bức. Ngoài ra, nhà trường cũng có thể những hình thức khác như:

Đối với học sinh: Hiện nay học sinh nhận thức chưa đầy đủ về vị trí,

vai trị của HĐTNST đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của các em. Chính vì thế cần chú ý tới công tác tuyên truyền để quán triệt và nâng cao nhận thức để giúp các em hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay là địi hỏi người lao động khơng chỉ có trình độ mà phải cịn có khả năng giao tiếp, thích ứng…. HĐTNST có thể trang bị vốn sống cho các em đáp ứng với đòi hỏi của xã hội. Muốn làm được điều đó Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo công tác tuyên truyền phải thường xuyên, đồng bộ và cần chú ý đến nội dung, hình thành phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS.

Đối với cha mẹ HS: Để HĐTNST được tổ chức tốt thì sự nhận thực của

cha mẹ HS sẽ tạo điều kiện cho các em HS cùng phối hợp tham gia với nhà trường để tổ chức tốt HĐTNST. Chính vì vậy trong các buổi họp phụ huynh cần phải đưa ra để họ hiểu được vai trò của HĐTNST rất cần thiết đối với HS Thông quan HĐTNST rèn luyện tính chủ động sáng tạo, củng cố, mở rộng

các kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kiểm tra, đánh giá..... từ đó giúp cha mẹ nhận thức đúng về HĐTNST chính là giúp các em củng cố kiến thức, có sự tự tin trước bạn bè, thầy cơ và tự tin giải quyết các tình huống trong hoạt động.

Cần cung cấp cho cha mẹ HS những kiến thức, thông tin về GD trong nước và ngồi nước để từ đó cha mẹ có những định hướng cho con và có sự đầu tư cho con cái một cách đúng đắn nhất. Để phụ huynh HS tạo điều kiện cho HS tham gia HĐTNST thì nhà trường cần cung cấp đầy đủ kiến thức, trao đổi với phụ huynh về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS bằng cách thông quan các cuộc họp phụ huynh, tọa đầm, trò chuyện.

Mời phụ huynh cùng tham gia HĐTNST với các em HS để từ đó phụ huynh có cái nhìn, cảm nhận đúng đắn về HĐTNST như: tổ chức Tham quan di tích lịch sử, Tham quan Công ty TNHH Một thành viên Chè Thế hệ mới, Viện Khoa học Miền núi phía Bắc,…

Chỉ khi nào có được sự tham gia tích cực của giáo viên, sự nhiệt tình của các em HS, sự đồng thuận từ các lực lượng GD thì HĐTNST mới đạt được chất lượng và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)