Huy động các nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 44)

1.5. Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1.5.5. Huy động các nguồn lực

- Về tài liệu, sách báo và tạp chí phục vụ HĐTNST:

+ Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận thư viện xây dựng tủ sách, báo tham khảo một cách khoa học để thuận tiện cho việc tra cứu. Sách báo, tài liệu là điều kiện khơng thể thiếu, giúp cho nhà trường có tư liệu tham khảo để xây dựng nội dung và hình thức HĐTNST đa dạng và phong phú.

+ Chỉ đạo bộ phận thư viện làm tốt công tác bạn đọc, giới thiệu sách báo cho học sinh, phối hợp với Đoàn Thanh niên, Đội TNTP tổ chức các cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề cho học sinh các khối lớp...

- Về cơ sở vật chất tài chính phục vụ HĐTNST: Tài chính và các nguồn lực vật chất - kỹ thuật khác (phòng học, thư viện, đồ dùng dạy học...) luôn được phân bổ theo các lĩnh vực hoạt động ngay từ khâu lập kế hoạch và được sử dụng đúng kế hoạch với những điều chỉnh cần thiết. Chính vì vậy, trong quản lý HĐTNST hay các HĐGD khác, Hiệu trưởng đều có nhiệm vụ quản lý các nguồn lực này. Trong khi tổ chức các HĐTNST, cần khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường. Có kế hoạch xây dựng, tu bổ, mua sắm các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất cho HĐTNST như: sách, tài liệu tham khảo, bảng tin, phòng truyền thống,... Hàng năm, lập dự tốn kinh phí dành cho HĐTNST trong điều kiện cho phép của nhà trường.

Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục như chính quyền địa phương, nhà trường, gia đình trong tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

a. Chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm với tổ chức Đoàn thanh niên, Đội TNTP:

Tổ chức Đoàn thanh niên, Đội TNTP trong nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức các HĐGD nói chung, HĐTNST nói riêng cho học sinh nhà trường. Những nội dung phối hợp cụ thể như: Liên kết chương trình, kế hoạch hoạt động của Đoàn thanh niên, Đội TNTP với kế hoạch của nhà trường.

khai thực hiện các phong trào, các hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ mang tính giáo dục HĐTNST; phát động các đợt thi đua, tổ chức các sân chơi, các hoạt động giao lưu, tuyên truyền, các hoạt động nhân đạo, hoạt động lao động cơng ích, tình nguyện... nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về ý nghĩa HĐTNST cho học sinh. Bên cạnh đó, tổ chức và duy trì lực lượng học sinh tự quản nịng cốt tham gia duy trì trật tự, kỷ luật nhà trường.

b. Tổ chức phối hợp giữa Ban giám hiệu, GV chủ nhiệm với phụ huynh học sinh.

+ Chỉ đạo GV chủ nhiệm lớp, thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh, tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu được về các HĐGD trong nhà trường, thống nhất yêu cầu giáo dục giữa nhà trường với gia đình, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục con em, thống nhất kênh liên lạc giữa GV chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.

+ Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để có sự hỗ trợ về kinh phí, về cơ sở vật chất, về chất xám trong tổ chức các hoạt động quy mơ tồn trường.

c. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh tại địa phương

+ Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để Hội đồng giáo dục nhà trường ra nghị quyết về giáo dục, trong đó có quy định nghĩa vụ của cộng đồng, của các an ngành, các cơ sở kinh tế ở địa phương hỗ trợ nhà trường tổ chức HĐTNST.

+ Tham mưu với chính quyền để được hỗ trợ kinh phí sửa chữa trường lớp, mua sắm thiết bị phục vụ HĐTNST.

d. Phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong tổ chức HĐTNST

+ Phối hợp với Hội cựu chiến binh tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phương... Phối hợp với tổ chức Đoàn địa phương tổ chức các phong trào đoàn trong nhà trường, hỗ trợ nhà trường tổ chức các

HĐGD ở địa bàn trong những tháng hè, tổ chức hoạt động lao động cơng ích, hoạt động xã hội...

+ Phối hợp với các Doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn

Hiệu trưởng cần tăng cường quản lý công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để hoạt động phối hợp được duy trì thường xuyên, có kế hoạch: Xác định các lực lượng ngoài xã hội mà nhà trường sẽ phối hợp là những tổ chức, cá nhân nào; xác định từng nội dung định phối hợp với các tổ chức, cá nhân trên; xây dựng cơ chế phối hợp phù hợp với đặc thù của từng lực lượng; phân công cán bộ nhà trường chịu trách nhiệm giữ mối liên hệ thường xuyên với các lực lượng này.

Tiểu kết Chƣơng 1

Tổ chức HĐTNST cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh cấp THCS và học sinh hiện nay. Với mục tiêu giáo dục toàn diện như hiện nay thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp cho các nhà trường thay đổi một cách sâu sắc về nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động nói riêng và phương pháp giáo dục nói chung, giúp nhà trường tạo ra những thế hệ học sinh có định hướng tương lai...

HĐTNST có những đặc trưng về nội dung, phương pháp, hình thức, điều kiện, năng lực của GV và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động… Quản lý HĐTNST là quản lý mục tiêu, quản lý các nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện tổ chức hoạt động.... Nắm được những đặc trưng công tác quản lý HĐTNST để vận dụng triệt để trong quản lý hoạt động này ở trường THCS sẽ mang lại chất lượng và hiệu quả HĐTNST.

Các nội dung trình ày trên là cơ sở quan trọng, định hướng để tiến hành khảo sát thực trạng quản lý HĐTNST cho HS trường THCS tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ ở chương tiếp theo.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)