Phân loại trách nhiệm pháp lý

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 70 - 72)

7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Điều 61, Luật Giáo dục đại học, năm 2012.

3.4.4. Phân loại trách nhiệm pháp lý

Căn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có bốn loại trách nhiệm pháp lý:

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý – hậu quả bất lợi của việc thực hiện hành vi

vi phạm tội do tòa án áp dụng đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự. Đây là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất mà nhà nước buộc chủ thể phạm tội phải gánh chịu theo quy định của Bộ luật Hình sự, thể hiện trong bản án có hiệu lực của tịa án đã tuyên.

Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý – hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể

vi phạm pháp luật hành chính do các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng. Trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt chủ thể vi phạm pháp luật hành chính bằng những hình thức xử phạt mà chế tài hành chính đã quy định.

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý – hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể

vi phạm pháp luật dân sự. Trong đó tịa án buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải bồi thường thiệt hại nhằm thỏa mãn quyền lợi chính đáng cho người bị vi phạm theo quy định của pháp luật dân sự.

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý – hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể

vi phạm kỷ luật lao động… dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, ngành nghề… Trong đó thủ trưởng cơ quan nhà nước hoặc thủ trưởng cơ quan trực tiếp của cơ quan nhà nước nơi có chủ thể vi phạm kỉ luật ra quyết định áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng với đối với chủ thể vi phạm kỷ luật. Các hình thức kỷ luật phải phù hợp với quy định ở chế tài kỷ luật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo ((2014), Giáo trình Pháp luật đại cương, Nhà xuất bản Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

2. Đại học quốc gia Hà Nội, Nguyễn Cửu Việt (chủ biên) (2004), Giáo trình Lý luận

chung về nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Đại học quốc gia hà Nội, Hà Nội.

3. Lê Minh Tồn (chủ biên) (2001), Giáo trình Pháp luật đại cương, Nhà xuất bản Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật, Nhà

xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt

Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật, các đặc điểm và phân loại quan hệ pháp luật.

2. Phân tích các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật.

3. Phân tích khái niệm sự kiện pháp lý, phân loại sự kiện pháp lý.

4. Phân tích khái niệm, dấu hiệu, các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật; phân loại vi

phạm pháp luật. Yếu tố nào là yếu tố bắt buộc phải có của cấu thành vi phạm pháp luật?

5. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý, phân loại trách nhiệm pháp lý, nguyên

tắc truy cứu trách nhiệm pháp lý.

6. Một vi phạm pháp luật có thể đồng thời chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý không?

PHẦN B

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)