PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ 1 Luật Dân sự

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 79 - 83)

17 Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hiến pháp 2013, Điều 54.

4.3. PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ 1 Luật Dân sự

4.3.1. Luật Dân sự

a. Khái niệm, nguyên tắc của Luật Dân sự - Khái niệm

Luật Dân sự là một ngành luật độc lập, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều

chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân dựa trên nguyên tắc bình đẳng về pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và chịu trách nhiệm tài sản của những người tham gia vào quan hệ đó.

Đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự là những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trong

q trình sản xuất, phân phối, lưu thơng và tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của các thành viên trong xã hội.

Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua tài sản. Theo luật dân sự Việt

Nam, tài sản bao gồm những vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có quyền chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ do Bộ luật dân sự quy định. Quyền về tài sản thể hiện quyền của cá nhân, pháp nhân đối với tài sản đó.

Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người khơng mang tính kinh tế, khơng tính

được thành tiền, nó phát sinh do một giá trị tinh thần gắn liền với một người hoặc một tổ chức và không chuyển dịch được (quan hệ về tên gọi, danh dự, quyền đứng tên trên tác phẩm văn học, công nghệ...).

- Các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự

 Nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, trung thực, thiện trí và hịa giải.

 Ngun tắc tơn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp

của người khác.

 Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ các quyền nhân thân, quyền tài sản và bảo vệ quyền dân sự.

 Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm dân sự.

 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật, áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật.

Điều 3, Bộ luật Dân sự 2015 viết:

“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”.

b. Những chế định cơ bản của Luật Dân sự - Quyền sở hữu

Sở hữu là một phạm trù kinh tế hình thành và tồn tại một cách khách quan, phản ánh

những quan hệ giữa các cá nhân, tập đoàn, các giai cấp về việc chiếm giữ những của cải vật chất trong xã hội mà trước hết là các tư liệu sản xuất. Như vậy, sở hữu là một quan hệ xã hội được biểu hiện ở việc nắm giữ của cải vật chất thông qua quan hệ của sở hữu chủ một vật đối với người khác.

Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý, gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh

những quan hệ về sở hữu đối với các lợi ích vật chất trong xã hội. Quan hệ sở hữu bao gồm ba quyền:

Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản của mình.

Có hai hình thức chiếm hữu: Chiếm hữu hợp pháp và chiếm hữu bất hợp pháp.

Chiếm hữu hợp pháp là chiếm hữu dựa trên cơ sở pháp luật, là chiếm hữu được pháp luật

cho phép, thừa nhận. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản của mình là chiếm hữu hợp pháp. Trong một số trường hợp, người không là chủ sở hữu nhưng cũng được coi là chiếm hữu hợp pháp. Ví dụ: Người thuê nhà, xe máy đi mượn…

Chiếm hữu bất hợp pháp là chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật. Chiếm hữu bất

hợp pháp lại chia thành hai loại là chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình và chiếm hữu bất hợp pháp khơng ngay tình. Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình là trường hợp người chiếm hữu khơng biết vật mình có là bất hợp pháp (ví dụ: Mua phải đồ ăn cắp mà không biết). Chiếm hữu bất hợp pháp khơng ngay tình là trường hợp người chiếm hữu biết rõ vật mình chiếm hữu là khơng được pháp luật cho phép (ví dụ: Biết là đồ ăn cắp, nhưng thấy rẻ nên vẫn mua).

Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ

tài sản. Người khơng là chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản của người khác nếu được người đó đồng ý thơng qua thỏa thuận miệng hoặc thông qua hợp đồng.

Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình

cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.

- Quyền thừa kế

Thừa kế là quan hệ xã hội về việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống.

Tài sản để lại gọi là di sản.

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra

và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc khơng là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Các loại thừa kế

Thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác

sau khi chết.

Di chúc có thể bằng văn bản hoặc di chúc miệng (nếu di chúc miệng phải có ít nhất hai người làm chứng).

Di chúc được coi là hợp pháp phải đủ các điều kiện sau: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc khơng trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc khơng trái với quy định của pháp luật.

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644- Bộ luật Dân sự năm 2015): Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ (chồng); con đã thành niên nhưng khơng có khả năng

lao động. Những người này vẫn được phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do

pháp luật quy định.

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:

Khơng có di chúc; Di chúc khơng hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc hết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà khơng có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc khơng có hiệu lực pháp luật; Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ khơng có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau (Điều 65, Bộ luật Dân

sự năm 2015):

Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con ni

của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai: Ơng nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột

của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ

ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu khơng cịn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, khơng có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế thế vị (Điều 652, Bộ luật Dân sự năm 2015):

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm người với để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùng một thời điểm người với để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại.

- Hợp đồng dân sự và trách nhiệm dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt

quyền và nghĩa vụ dân sự.

Khi các bên đã giao kết hợp đồng, mà một trong các bên không thực hiện, hoặc thực không đúng các điều khoản hợp đồng, gây sự thiệt hại cho các bên tham gia giao kết hợp đồng thì họ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật trên gây ra.

Trách nhiệm dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể

(gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một cơng việc hoặc khơng được làm một cơng việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền).

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)