HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, QUY PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 38)

bảo đảm công bằng xã hội.

Với những quy định chặt chẽ, rõ ràng, khoa học về quyền và nghĩa vụ của công dân cũng như của các chủ thể pháp luật khác trong xã hội trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa… pháp luật xã hội chủ nghĩa tạo ra mơi trường bền vững, an tồn, thiết lập các quy tắc xử sự chuẩn mực nhằm xóa đi rào cản giai cấp. Trên cơ sở đó nhân dân có thể thực hiện trên thực tế quyền làm chủ của mình và thực hiện cơng bằng xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống.

2.2. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, QUY PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT PHÁP LUẬT

2.2. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, QUY PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT PHÁP LUẬT

với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự và hình thức nhất định.

Hệ thống pháp luật bao gồm ba yếu tố: Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật.

Quy phạm pháp luật là phần tử cấu thành nhỏ nhất (tế bào) của hệ thống pháp luật, nó

vừa có tính chất khái qt (vì nó là quy tắc xử sự chung áp dụng trên diện rộng và trong thời gian dài), vừa có tính chất cụ thể (vì nó là chuẩn mực để áp dụng trong những trường hợp cụ thể được dự liệu bằng phương pháp trừu tượng hoá).

Chế định pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

cùng loại trong cùng một ngành luật. Trong một ngành luật (bộ luật) thường chứa đựng nhiều chế định pháp luật. Việc phân định thành các chế định pháp luật giúp cho việc nhận thức, xây dựng pháp luật cũng như sử dụng pháp luật thuận tiện hơn.

Ngành luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Pháp luật càng phát triển, càng hồn thiện thì số lượng các ngành luật trong hệ thống pháp luật của nhà nước càng phong phú. Thông thường việc xác định một ngành luật dựa trên hai căn cứ là đối tượng điều chỉnh của ngành luật (nhóm quan hệ xã hội đặc thù trong một lĩnh vực) và phương pháp điều chỉnh của ngành luật (cách thức mà nhà nước sử dụng pháp luật để tác động vào cách xử sự của các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội). Trong hệ thống pháp luật Việt nam hiện nay có những ngành luật chính như ngành Luật Hiến pháp, Luật Dân sự, Luật Hình sự… Chương 4 của giáo trình sẽ giới thiệu một số ngành luật cụ thể có tính phổ biến nhất trong đời sống xã hội.

2.2.2. Quy phạm pháp luật

a. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật - Khái niệm quy phạm pháp luật

Tùy thuộc vào điều kiện, trình độ phát triển của sản xuất và các mặt khác nhau của đời sống xã hội, các quy tắc quan hệ của con người trong những phạm vi nhất định của xã hội được hình thành và trở thành nhân tố tác động trở lại chính hoạt động của con người. Nói cách khác, sự hình thành các quy phạm xã hội là một tất yếu của đời sống xã hội và các quy phạm xã hội có vai trị to lớn đối với đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)