Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 76)

7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Điều 61, Luật Giáo dục đại học, năm 2012.

4.2.2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp

a. Chế độ chính trị

Xác định chế độ chính trị là vấn đề chính trị pháp lý quan trọng nhất cho nên ngay tại Điều 1, Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng

biển và vùng trời”8. Chế độ chính trị của nhà nước Việt Nam hiện nay là “Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa”.

Về bản chất của nhà nước, với việc xác định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” Hiến pháp đã thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước. Đồng thời, việc khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí

thức”9, Hiến pháp đã thể hiện hết sức rõ ràng bản chất của Nhà nước. Ở đây có sự thống nhất

sâu sắc giữa bản chất giai cấp và bản chất xã hội – nhân dân của nhà nước. Bản chất này đã được thể hiện trong cương lĩnh và thực tiễn hoạt động trong suốt chiều dài lịch sử của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về bản chất của Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội,Hiến

pháp khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)