Chức năng của pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 31 - 32)

a. Chức năng điều chỉnh của pháp luật

Chức năng điều chỉnh của pháp luật là sự tác động trực tiếp của pháp luật tới các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng và tạo lập hành lang pháp lý để hướng các quan hệ xã hội phát triển trong trật tự và ổn định theo mục tiêu mong muốn.

Pháp luật điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức trong xã hội bằng cách đưa ra các chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm, bao gồm cả những quy định thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.

Đây là hướng tác động tích cực và là chức năng cơ bản nhất của pháp luật.

Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật quy định những phương tiện nhằm mục đích bảo vệ các quan hệ xã hội là cơ sở, là nền tảng của xã hội trước các vi phạm có thể xảy ra.

Khi có những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì những hành vi đó sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế ghi trong phần chế tài của quy phạm pháp luật.

c. Chức năng giáo dục của pháp luật

Chức năng giáo dục của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật tác động vào ý thức con người, làm cho con người hành động phù hợp với cách xử sự ghi trong quy phạm pháp luật.

Cách xử sự ghi trong pháp luật là cách xử sự phổ biến đã được lựa chọn phù hợp với đạo đức tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, trong trường hợp giai cấp thống trị hoặc lực lượng cầm quyền đã rơi vào tình trạng suy thối, hệ thống pháp luật có thể bị chi phối bởi những tư tưởng, hành vi không đúng đắn, cực đoan, phi đạo đức, đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng xã hội.

Nhận thức do pháp luật đưa lại hướng con người đến những hành vi, những cách xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội, nhà nước, tập thể và của bản thân.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)