LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 90 - 92)

20 Trường Đại học Luật Hà Nội (00), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Cơng an Nhân dân, HN, tr 40.

4.4.2. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

a. Khái niệm Luật Tố tụng hình sự

Luật Tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành nhằm quy định trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự gồm các giai đoạn: khởi tố vụ án, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

b. Thủ tục giải quyết vụ án hình sự

- Khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập của quá trình chứng minh vụ án hình sự,

trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay khơng có dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án.

Nhiệm vụ của khởi tố vụ án hình sự: Xác định có hay khơng có dấu hiệu tội phạm để khởi

tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự.

- Chủ thể thực hiện khởi tố vụ án hình sự bao gồm:

 Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu

tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

 Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.

 Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện Kiểm sát. Viện Kiểm sát khởi tố vụ án

hình sự trong các trường hợp sau:

Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

- Điều tra vụ án hình sự: Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc truy tố của Viện Kiểm sát và xét xử của Tịa án.

- Truy tố vụ án hình sự: Truy tố là giai đoạn của tố tụng hình sự do Viện Kiểm sát có

thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết nhằm buộc tội bị can trước Tịa án có thẩm quyền bằng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.

- Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là xét xử ở cấp thứ nhất do Tịa án có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở truy tố của Viện Kiểm sát theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

- Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự: Thủ tục phúc thẩm không phải thủ tục đương nhiên, bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án hình sự mà chỉ phát sinh khi bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

- Giám đốc thẩm và tái thẩm

Giám đốc thẩm: Là thủ tục xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng

bị kháng nghị vì phát hiện có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án.

Tái thẩm: Là việc Tịa án có thẩm quyền xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực

pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà khi ra bản án và quyết định, thẩm phán không thể biết được.

- Thủ tục tố tụng đặc biệt

Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi: Thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội,

người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi được áp dụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Thủ tục rút gọn: Là thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự, khơng áp dụng phổ biến đối

với tất cả các trường hợp phạm tội mà chỉ áp dụng đối với những vụ án có đủ các điều kiện: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú; Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.

Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện: Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo; Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn

trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định trên và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)