Khái niệm về công pháp quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 107 - 109)

23 xem thêm Tiểu mục 4, Mục 6 Luật phòng, chống tham nhũng

5.1.1. Khái niệm về công pháp quốc tế

Công pháp quốc tế hiện đại là hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy

phạm pháp lý, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa họ với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Đặc điểm của công pháp quốc tế

Về xây dựng luật. So với luật quốc gia, điểm khác biệt trước nhất của luật quốc tế là quá

trình xây dựng luật quốc tế. Luật quốc tế không tồn tại một cơ quan lập pháp quốc tế có tính chuyên chế làm luật. Tất cả các chủ thể luật quốc tế đều có quyền tham gia tự nguyện, bình đẳng, độc lập vào quá trình xây dựng luật quốc tế. Cơ chế xây dựng đặc thù này được thể hiện dựa trên sự thoả thuận giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, dưới hai hình thức: Kí kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương; Thừa nhận các quy phạm pháp luật quốc tế.

Về biện pháp bảo đảm thi hành

Bản chất của Công pháp quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau. Khác với quốc gia, luật quốc tế khơng có bộ máy cưỡng chế tập trung, mặc dù vẫn tồn tại một số biện pháp cưỡng chế nhất định. Các biện pháp cưỡng chế này được tiến hành khi lợi ích hợp pháp của chủ thể là bên bị hại thực hiện nhằm chấm dứt hành vi vi phạm, buộc bên gây hại phải bồi thường thiệt hại.

Các quan hệ do công pháp quốc tế điều chỉnh

Xét về nội dung, các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế đều thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế như quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, xét về tính chất, các quan hệ xã hội này phải là những quan hệ có tính chất liên quốc gia.

Chủ thể của công pháp quốc tế

Chủ thể của luật quốc tế bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết. Các chủ thể này khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế đều có vị trí bình đẳng với nhau. So với tổ chức quốc tế liên chính phủ và các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, quốc gia là thực thể được cấu thành bởi các yếu tố lãnh thổ, dân cư và quyền lực nhà nước với thuộc tính chính trị pháp lý vốn có là chủ quyền quốc gia. Thực tiễn quan hệ quốc tế đã chứng minh quốc gia được coi là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế.

- Nguồn của công pháp quốc tế

Khoản 1 Điều 38 quy chế Tịa án Cơng lý quốc tế của Liên hợp quốc là cơ sở pháp lý để xác nhận các loại nguồn của luật quốc tế. Đó là: Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và các nguyên tắc pháp luật chung. Ngoài ra, quy chế Tịa án cơng lý quốc tế Liên Hợp quốc và thực tiễn quốc tế còn thừa nhận một số nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ, phán quyết của Tòa án quốc tế, học thuyết của một số chuyên gia danh tiếng về luật quốc tế và hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia được coi là những phương tiện bổ trợ nguồn.

Các loại nguồn của công pháp quốc tế:

Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các

chủ thể khác của luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay trong hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của văn kiện đó.

Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng các quy tắc xử sự chung, hình thành

trong thực tiễn quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là các quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.

Các nguyên tắc pháp luật chung được hiểu là các nguyên tắc pháp luật được tất cả các hệ

thống pháp luật cùng thừa nhận áp dụng chúng để điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý tương ứng. - Mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia

Cơ sở của mối quan hệ giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia: Hai hệ thống pháp luật này được coi là hai phương tiện chủ yếu mà mọi quốc gia đều phải sử dụng để thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại.

Nội dung của mối quan hệ biện chứng giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia: Mối quan hệ biện chứng qua lại giữa luật quốc tế và luật quốc gia được thể hiện ở sự tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, cụ thể:

 Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế.

 Luật quốc tế cũng tác động và ảnh hưởng trở lại đến luật quốc gia, góp phần hồn thiện

hệ thống pháp luật quốc gia theo chiều hướng văn minh, nhân đạo.

Khi tham gia quan hệ quốc tế, quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện thiện chí các cam kết quốc tế.

Giải quyết xung đột giữa công pháp quốc tế và luật quốc gia: Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, mỗi quốc gia đều có quyền tự do lựa chọn các phương thức để áp dụng luật quốc tế tại quốc gia của mình.

 Luật quốc tế là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể của luật quốc tế trong quan hệ quốc tế;

 Luật quốc tế là nhân tố, là cơng cụ quan trọng để duy trì hịa bình và an ninh quốc tế;

 Luật quốc tế là phương tiện để thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế trên hầu hết khắp

lĩnh vực của đời sống quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay;

 Luật quốc tế bảo đảm cho sự phát triển của cộng đồng quốc tế theo hướng ngày càng

văn minh, nhân đạo góp phần bảo đảm các quyền cơ bản của con người. - Các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế

 Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực;

 Ngun tắc giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế;

 Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác;

 Nguyên tắc bình đẳng pháp lý và quyền tự quyết của các dân tộc;

 Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia;

 Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)